I. CĂN NGUYÊN BỆNH GHẺ
Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes Scabiei gây nên. Nơi ở chật chội, thiếu vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho bệnh ghẻ lan tràn. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ký sinh trùng bệnh ghẻ hình quả trứng dẹt, có kích thước từ 1/3 đến 1/4mm, mầu trắng bẩn, có 4 đôi chân, 2 đôi trước có 2 vòi để hút. Con cái to hơn con đực và đào luống trong biểu bì để đẻ trứng, Ấu trùng ghẻ từ trứng nở chui ra khỏi luống tạo nên một mụn nước và qua vài lần thay đổi để trở thành con ghẻ trưởng thành, sinh sản và làm phát triển bệnh. Con ghẻ thường đào hang về ban đêm nên hay ngứa nhiều vê đêm và lây lan cho người cùng chăn chiếu. Có thể lây gián tiếp qua đồ dùng quần áo, bàn tay nhưng hiếm gặp hơn.
II. TRIỆU CHÚNG LÂM SÀNG BỆNH GHẺ
1. Thời kỳ ủ bệnh
Trung bình từ 7 – 10 ngày.
2. Thời kỳ khởi phát
Ngứa là triệu chứng chính. Ngứa lúc đầu khu trú ở các kẽ ngón tay, kẽ vú ở phụ nữ, rãnh quy đầu ở nam giới, kẽ mông đít ở trẻ con rồi ngứa lan dần nhanh chóng ra toàn thân.
3. Thời kỳ toàn phát
Có những đặc điểm sau
a. Ngứa: ngứa nhiều hoặc ít tuỳ từng người nhưng bao giờ cũng có ngứa, ngứa nhiều về ban đêm lúc đáp chăn ấm,
b. Các thương tổn cơ bản, luống ghẻ là triệu chứng chính như một vết sước rất nhỏ trên da thành đường thẳng hoặc hơi cong dài khoảng 4 – 5mm, tận cùng bằng một chấm rất bé trắng hoặc hơi nâu. Nếu lấy mũi kim khêu nhẹ lớp thượng bì sẽ bắt được con cái ghẻ. Muốn nhìn rõ hơn có thể một giọt dung dịch màu (xanh methylen) trên luống ghẻ, độ 5 phút sau rửa đi, chất màu sẽ ngấm vào luống ghẻ và nổi rõ trên da.
Mụn nước trong như hạt ngọc, đứng riêng rẽ, bé như hạt tấm.
c. Khu trú: bệnh ghẻ có thể lan tràn khắp cơ thể nhưng thông thường hay khu trú ở các kẽ như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, mặt sau khuỷu tay, nách, vú, quy đầu, rôn. ở trẻ em, thường hay khu trú vào lòng bàn chân, kẽ mông.
d. Ngoài những thương tổn điển hình trên, bệnh ghẻ thường kèm theo các thương tổn do biến chứng: mụn mủ do bội nhiễm, mụn nước do chàm hoá, vết sước da do gãi.
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ
– Nguyên tắc phải điều trị triệt để mọi người trong gia đình hoặc tập thể, nếu không, bệnh sẽ trở lại, không bao giờ khỏi. Điều trị kết hợp với phòng bệnh, vệ sinh cá nhân: tắm rửa, luộc quần áo, tẩy uế chăn màn giường chiếu, cách ly bệnh nhân. Đối với ghẻ biến chứng như nhiễm khuẩn, chàm hoá cần điều trị các biến chứng làm giảm bớt sự kích thích da do biến chứng rồi sau đấy dùng các loại thuốc trị ghẻ,
– Thuốc và phương pháp điều trị
+ Dùng thuốc mỡ Milian gồm có; kali polỵsulfua 10g, vaselin và lanolin mỗi thứ bằng nhau 45g.
+ Thuốc mỡ Baume Perou 10%
+ Thuốc mỡ DDT 5 – 10%.
Bôi mỗi ngày 2 lần sáng và chiều trong 3-4 ngày, ngày thứ 4 hoặc thứ 5 tắm bằng xà phòng thay quần áo sạch, Dùng lưu huỳnh tân sinh: bôi dung dịch natri hyposulfit 40% pha trong nước, đợi khô trong 10 – 15 phút sau đó bôi chồng lên trên dung dịch acid clohỵdric 4%. Sau 20 – 30 phút bôi lần thứ 2 cả 2 loại thuốc như trên. Thay quần áo sạch.
– Dùng nhũ dịch như benzoat benzyl 20% đối với người lớn, 10% đối với trẻ em.
– Bôi nhũ dịch lên trên thương tổn trong 15 phút. Sau 10 phút bôi lần thứ 2,
Ngày thứ 2 tiếp tục điều trị như trên. Sau 3 ngày tắm xà phòng thay quần áo sạch.
– Dùng DEP (diethyl phtalat) bôi ngày 2 lần, sáng và tối. Tắm thay quần áo sạch hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Tránh bôi trên niêm mạc.
Thuốc y học dân tộc: bôi dầu máu chó, có thể dùng cho trẻ em có kết quả tốt nhưng hơi chậm, Có thể tắm các thứ lá ba gạc, lá khế, lá xoan, lá đào, V.V.. tránh chà xát mạnh vì có thể chàm hoá.