I. NGUYÊN NHÂN BỆNH LẬU
Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn (neisseria gonorrhoeae tức gonocoque) gây nên. Đó là một loại song cầu khuẩn hình hạt cà phê, gram (-) nằm trong tế bào và độc chiếm tế bào. Có thể nuôi cấy trên môi trường thạch máu, môi trường Thayer – Martin.
Lây truyền do giao hợp trực tiếp, Trẻ mới đẻ có thể bị lây từ mẹ bị lậu trong khi đẻ, gây viêm kết mạc do lậu, có thể dẫn tới mù lòa,
II. TRIỆU CHỨNG BỆNH LẬU
Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 2 – 3 ngày.
1. Ở nam giới
Hay gặp thể lậu cấp nhiều hơn thể mạn
Thể cấp: miệng sáo đỏ, có mủ vàng, đặc. Đái buốt có khi rất buốt (như dao cụt). Thử bằng hai cốc, nếu chỉ viêm niệu đạo trước thì cốc đầu đục: nếu viêm toàn bộ niệu đạo (cả niệu đạo trước và sau), thì cả hai cốc đều đục.
Thể mạn: các triệu chứng kín đáo hơn, chỉ có tý mủ ở miệng sáo vào buổi sáng hoặc nước tiểu vẩn đục, có sợi. Đái tức và hơi buốt. Có thể sờ thấy niệu đạo hơi rắn (như một ống xe điếu).
2. ở nữ giới .
Hay gặp bệnh lậu thể mạn
Thể cấp: ít gặp vì các triệu chứng không có gì rầm rộ, thường rất kín đáo. Bệnh nhân đi dái luôn, có thể đái ra máu, có khi đái hơi buốt. Cổ tử cung hơi đỏ, có mủ hơi xanh. Mủ thường lẫn với các chất tiết dịch khác ở bộ phận sinh dục nữ nên rất khó biết, làm cho bệnh nhân không để ý đến và bỏ qua giai đoạn cấp tính, không điều trị gì.
Thể mạn: hầu như không có triệu chứng gì đáng kể, có khi chỉ thấy ít khí hư, có đi đái hơi buốt, nóng. Bệnh nhân đi khám phụ khoa và chỉ sau khi nuôi cấy song cầu khuẩn lậu dương tính thì mới biết là bị bệnh.
Thể bán cấp: triệu chứng tương tự như thể cấp nhưng ở mức độ nhẹ hơn, tiền sử bệnh lâu hơn,
III. CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU
Dựa vào lâm sàng và tiền sử bệnh. Cần xét nghiệm lậu cầu khuẩn trực tiếp và nuôi cấy, nếu có điều kiện.
Kỹ thuật
Đối với nam giới; sau khi lau sạch miệng sáo, dùng một quai bằng bạch kim (anse de platine) đã diệt khuẩn, bằng cách hơ lên đèn cồn, cho sâu vào trong niệu đạo, cách miệng sáo 1cm lấy một ít mủ hoặc địch tiết phết lên phiến kính, nhuộm gram và soi kính hiển vi.
Đối với nữ giới: lấy ở sáu chỗ khác nhau để tìm vi khuẩn riêng rẽ ở từng vị trí, cụ thể: ở miệng niệu đạo (cũng lấy sâu vào niệu đạo 1cm), ở hai tuyến Skene (trái và phải riêng), ở hai tuyến Bartholin (trái và phải riêng) ở cổ tử cung (cũng lây sâu 1cm). Gần đây nhiều tác giả khuyên nên lây bệnh phẩm ở hậu môn và hạch nhân nữa.
Nếu thấy song cầu hạt cà phê, grain (-) nằm trong tế bào là kết quả dương tính: bệnh nhân mắc bệnh lậu.
IV. BIẾN CHỨNG BỆNH LẬU
1. Ở nam giới
Viêm tuyến Littre, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm khớp xương, hẹp niệu đạo…
1. Ở nữ giới
Viêm tuyến Skene, viêm tuyến Bartholin, viêm tử cung viêm vòi trứng, viêm buồng trứng (vô sinh)
Trong thời gian bị bệnh cần nghỉ ngơi, tránh đi lại, vận động, kiêng cưỡi ngựa, đi xe đạp, thức đêm.., để tránh các biến chứng nói trên.
V. ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
Đối với bệnh lậu, penicillin G vẫn là thuốc tốt hơn cả. Đa số lậu cầu ngày nay đã kháng lại streptomycin và penicilin. Có một điều chú ý là penicilin cần được dùng với liều cao, liều lượng thường dùng là:
1. Penicilin procain
Liều lượng được sử dụng ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới là 4.800.000 UI đến 5.000.000 UI, tiêm 1 phát vào bắp thịt, trước khi tiêm 1 tiếng đồng hồ, nên phối hợp cho uống 1g probenexit (hay probenimit) để làm chậm penicilin và tăng đậm độ penicilin trong máu. Có thể dùng trị liệu phút, chỉ tiêm một lần, hoặc tiêm 2-3 ngày tuỳ từng trường hợp.
Có thể cho uống cùng một lúc
Ainpicilin: 3,5g, kết hợp với
Probenexit: 1,0g.
Kết quả cũng tương đương như penicilin, mà đây lại là thuốc uống, tiện dùng hơn.
Đối với những hợp dị ứng với penicillin hoặc kháng penicilin thì phải thay thuốc khác, tốt nhất là Thiamphenicon, spectinomy- cin, ceftriaxon và ciprofloxacin.
2- Thiamphenicon
Là một dẫn xuất của cloramphenicol, nhưng ít độc hơn và được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu, nên có tác dụng rất tốt trong điều trị lậu.
Liều lượng: 2,5g uống liều duy nhất.
Ucfamyxin là một biệt dược, dùng Ucfamyxin tiêm vào bắp thịt, liều lượng 0,75g, tiêm một lần. Với liều lượng 1,5g, uống 3 – 5 ngày cũng cho kết quả tốt.
3. Spectinomycin
Thuộc nhóm amino – xycliton: phân lập được năm 1960 từ strep- tomỵces spectabilis, biệt dược: Trobicin Upjohn.
Tác dụng: ức chế sự tổng hợp protein của song cầu khuẩn lậu bằng cách làm thay đổi thành phần và chức năng của nguyên sinh chất và màng tế bào của song cầu khuẩn lậu. Một số thí nghiệm cho thấy spectinomycin với đậm độ 180 microgram/ml huyết thanh có thể ức chế 99% lậu cầu trong vòng 10 phút.
Độc tính: không có gì, chịu thuốc tốt. Chỉ có vài tác dụng phụ nhỏ; đau chỗ tiêm, chóng mặt, buồn nôn, ngây ngấy sốt…
Liều lượng
– Nam giới: liều duy nhất 2g (1ống), tiêm bắp thịt,
– Nữ giới: liều duy nhất 4g (2 ống), tiêm bắp thịt, mỗi bên mông một phát (2g): spectinomycin là một kháng sinh mới, dễ sử dụng: có công hiệu tốt, và là một trong ba loại thuốc được lựa chọn để điều trị lậu.
4. Ceftriaxon
(Rocephine) 250mg tiêm bắp liều duy nhất – Hoặc Ciprofloxacin 500mg uống, liều duy nhất, cũng cho kết quả tốt, nhất là khi bệnh nhân kháng penicilin.
5. Ngoài các loại thuốc trên
Ta có thể dùng các loại thuốc hạng nhì có tác dụng điều trị lậu
– Sulfamethoxazon – trimetroprim (bactrim – eusaprim), mỗi viên có 100mg sulfamethoxazon và 80mg trimetroprim.
Liều lượng: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên. Uống trong 2 – 4 ngày.
– Tetracyclin: uống 2,5g (tức 10 viên loại 0,25g), uống liều duy nhất. Hoặc ngày đầu uống 1,5g một lúc, tiếp đến 4 ngày sau mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 0,5g (2 viên).
– Erytromycin: viên 0,25g, uống một lúc 10 viên (2,5g).
– Rifampicin: viên 0,3g, uống một lúc 3 viên (300mg), uống một lần (trị liệu phút).
– Bệnh nhân lậu thường nhiễm đồng thời C.Trachomatis nên điều trị lậu cần kết hợp điều trị cả C. Trachomatis theo phác đồ sau:
– Ceftriaxon 280mg tiêm bắp liều duy nhất.
Hoặc Cefìxim 400mg uống liều duy nhất.
Hoặc Ciprofoxacin 500mg uống liều duy nhất.
Hoặc Ofloxacin 400mg uống liều duy nhất,
Hoặc spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất
phối hợp với:
Azitromycin 1g uống liều duy nhất hoặc Doxycyclin 100mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.