[Da liễu] Chữa Bệnh Vẩy Nến


I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH VẨY NẾN


Là một bệnh da hay gặp (3 – 5% tổng số bệnh da ở khoa da liễu, 0,5 – 3% dân số ở châu Âu).

Căn nguyên chưa rõ nhưng thể địa vẩy nến thì đã được xác định chắc chắn, Cách di truyền vẩy nến thì chưa xác định được. Thể địa vẩy nến hay vẩy nến tiềm tàng có thể xác định bởi các tiêu chuẩn sau:

– Gen vẩy nến nằm ở nhiễm sắc thể số 6,

– Có liên quan tới hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA) như HLA – DR 7, B13, BW16, BW17 và ở vẩy nến thể khớp thì B27.

– Giảm AMP vòng (CAMP).

– IgA “tiết” tăng cao.

– Đáp ứng miễn dịch tế bào giảm.

– Hoạt hoá lympho B đa clon (sinh tự kháng thể)…

Không nhất thiết tất cá mọi người cổ thể địa (hay gen) vẩy nến đều sẽ bị vẩy nến. Phải có những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định để vẩy nến hình thành (nhiễm khuẩn, virus, chấn thương, xúc cảm mạnh V.V.).

Biểu hiện nổi bật nhất ở trong vẩy nến là sự tăng sinh mạnh lớp thượng bì (hoạt động phân nhân và sự tổng hợp ADN của tế bào đáy tăng khoảng 8 lần so với bình thường, chu kỳ tế bào từ lớp đáy lên lớp sừng từ 23 – 30 ngày xuống còn 3 – 4 ngày dẫn đến dầy sừng, rối loạn biệt hoá tế bào sừng dẫn đến sinh ra nhiều vẩy á sừng, bong vẩy mạnh.


II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH VẨY NẾN


Có thể tóm tắt như sau: sẩn dỏ + vẩy dễ bong màu ánh bạc.

1. Sấn đỏ

Kích thước từ bằng đầu đinh ghim đến bằng móng tay, đồng xu, hoặc mảng đám to bằng bàn tay.

Sờ nắn vào hơi cộm, ranh giới rõ rệt.

Màu đỏ tươi, ráo.

2. Vẩy

Trên nền sẩn đỏ có vẩy ánh bạc phủ thành nhiều lớp, dầy, mỏng tùy từng trường hợp. vẩy nến dễ bong, cạo nhẹ vẩy bong thành lớp mỏng như khi ta cạo lên một vết nến. vẩy khô, bong thành lá nhỏ, mỏng.

Tuỳ theo vị trí tổn thương và thời gian xuất hiện mà tổn thương có màu sắc khác nhau: xám bạc, xám nâu, khô hoặc ẩm.

Để xác định có phải tổn thương vẩy nến hay không thường dùng phương pháp cạo Brocq như sau:

a. Dấu hiệu vết nến: dùng nạo cạo nhẹ lên tổn thương nhiều lần (vài chục lần trở lên). Vẩy sẽ bong dần dần như khi ta cạo lên một giọt nến đã khô ử trên mặt bàn.

b. Dấu hiệu màng bong, khi cạo hết lớp vẩy đã nói ở trên ta sẽ gặp một màng mỏng, bóng, ướt bong ra. Phải cạo khéo tay thì mới lấy được cả màng, nếu không sẽ làm rách vụn và rớm máu.

c. Dấu hiệu hạt sương máu: khi cạo lấy được màng mỏng thì các nhú bì của trung bì được bộc lộ và máu ở các mao mạch của nhu bì sẽ ưá ra từ từ, tạo thành các giọt huyết thanh lẫn máu trông như hạt sương có mầu đỏ nên gọi là hạt sương máu.

Ba dấu hiệu trên chứng tỏ tổn thương được cạo là tổn thương vấy nến:

a. Chứng tỏ có dầy sừng, á sừng..

b. Chửng tỏ có tăng sinh lớp đáy.

c. Chứng tỏ có tăng nhú và tăng sinh mao mạch nhú bì. Quan trọng nhất trong 3 dấu hiệu là dấu hiệu b.

Tức màng mỏng bong được. Do đó khi cạo theo phương pháp Brocq phải làm rất cẩn thận, từ từ không nong vội.

3. Vị trí thường gặp

Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da. Nhưng đầu tiên người ta hay gặp ở các vị trí tỳ đè như: cùi tay, đầu gối vùng xương cùng chậu hoặc ở da đầu. ngược lại một số vị trí hiếm gặp như các nếp kẽ nách, bẹn hoặc niêm mạc, nếu gặp ở các nếp kẽ thì đó là vẩy nến thể đảo ngược, vẩy nến niêm mạc (quy đầu môi) cũng có gặp nhưng hiếm.

Móng cũng hay bị vẩy nên, thậm chí có khi chỉ có móng bị mà da chưa bị.

4. Phân loại vấy nến ở da

Thường dựa theo hình dạng, kích thước tổn thương mà chia ra:

– Thể chấm

– Thể giọt

– Thể đồng tiền

– Thể mảng V.V..

Hoặc tuỳ theo vị trí đặc biệt mà chia ra:

– Vẩy nến da đầu

– Vẩy nến móng

– Vẩy nến đảo ngược

– Vẩy nến quy đầu, môi.

5. Phân loại vẩy nến nói chung

Thường phân thành

– Vẩy nến thông thường (nghĩa là chỉ có tổn thương ở da và là thể hay gặp nhất).

– Vẩy nến thể khớp: trong thể này có khi đầu tiên là tổn thương khớp xuất hiện mà chưa có tổn thương da hoặc cũng gọi là vẩy nến thể khớp khi tổn thương khớp xuất hiện sau tổn thương da, nhưng ở những trường hợp do tổn thương da tổn tại, tiến triển dài ngày rồi khớp mới bị thì người ta hay gọi là có biến chứng khớp.

– Vẩy nến mụn mủ: thường xuất hiện với tổn thương mụn mủ ngay từ đầu và chia ra 2 thể khác nữa là thể toàn thân (Zum- busch) thường nặng, có triệu chứng toàn thân rầm rộ và thể khu trú chỉ ở lòng bàn chân, bàn tay (Barber). Cũng có trường hợp vẩy nến thường chuyển thành hoặc có thêm vẩy nến mụn mủ.

6. Hiện tượng Koebner

(Còn gọi là hiện tượng chấn thương gọi tổn thương): trên một cơ thể bị vẩy nến, nếu có một thương tổn da ở chỗ khác như xây sát có rớm máu, tiêm chủng, tiêm thuốc v.v. thì có thể ở các chỗ đó sẽ xuất hiện tổn thương vẩy nến. ở các sẹo cũ ở trên da (Vết mổ) cũng có thể có hiện tượng Koebner. Hiện tượng Koebner có thể giúp cho việc chẩn đoán vẩy nến, nếu ở người bệnh có tổn thương nghi ngờ là vẩy nến. Tuy nhiên, hiện tượng Koebner cũng có một số bệnh da khác.


III. TIẾN TRIỂN BỆNH VẨY NẾN


Nói chung vẩy nến là một bệnh mạn tính, có thể có đợt cấp tính (đỏ da, nổi nhiều sẩn, mảng, vết) rồi cũng có thể và thường chuyển sang mạn tính, dai dẳng, Cũng có khi tự nhiên đỡ hẳn, thậm chỉ sạch hết tổn thương.

Bệnh tuy tiến triển dai dẳng nhưng là một bệnh lành tính.


IV. CHẨN ĐOÁN BỆNH VẨY NẾN


1. Chẩn đoán xác định

– Chủ yếu dựa vào lâm sàng: sẩn đỏ + vẩy dễ bong, mầu ánh bạc phủ trên sẩn cạo theo phương pháp Brocq dương tính.

– Vị trí xuát hiện tổn thương đầu tiên.

– Dấu hiệu Koebner (nếu có).

– Móng và khớp (nếu có).

Nếu có điều kiện thì làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

2. Chấn đoán phân biệt

Chủ yếu cần phân biệt với.

– Á sừng da đầu nhất là ở da đầu.

– Á sững liên cầu nhất là ở da đầu.

– Nấm móng, viêm đa khớp.


V. CHỮA BỆNH VẨY NẾN


Chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp chữa làm sạch tổn thương vẩy nến, có khi được dài ngày. Lý do: dây là một bệnh có liên quan di truyền. Điều trị ngoài da là chủ yếu. Điều trị nội khoa chỉ là phối hợp.

1. Các thuốc bôi

Chủ yếu nhằm làm bạt vẩy và một phần ức chế sự phân bào của các tế bào lớp thượng bì. Có thể dùng các loại thuốc sau đây:

a. Mỡ, kem dithranol (1,8 – dihyđroxianthranol) từ 0,1% – 2% tuỳ theo sự chịu thuốc của từng người.

b. Goudron (nhựa than đá hoặc than thảo mộc) dưới dạng nguyên chất hoặc mỡ, bột nhão 5 – 10%. Nếu trước khi bôi goudron mà bôi dung dịch Castellani thì hiệu quả của goudron sẽ cao hơn.

c. Mỡ Sabouraud

d. Cao vàng: một số bệnh nhân dùng một loại thuốc bôi thừa kế y học dân tộc ở Chùa trắng (Hà Đông) gồm có hoạt chất là hồng đơn và mật đà tang (một số oxyd chì) và tá dược là sáp ong, dầu lạc, vaselin,

2. Quang hoá liệu pháp

Bôi hoặc uống chất cản quang (photosensibilisateur) rồi chiếu tia UVA và UVB (bước sóng từ 280 – 360nm). (280 – 315nm là UVB, 315 – 400nm là UVA). Chất cản quang thường dùng hiện nay là chiết xuất từ hạt câỵ đậu miêu hoặc tổng hợp gọi là psoralène. Thương phẩm có tên gọi là 8 – méthoxypsoralène: 8 – MOP, méladinin v.v. ở Việt Nam, chế phẩm từ hạt đậu miêu mang tên PS1.

Bôi goudron rồi chiếu UVB cũng là một kiểu quang hóa liệu pháp,

Trong điều kiện chưa có đèn phát tia UVA thì có thể phơi nắng vào thời điểm thích hợp.

3. Khí hậu liệu pháp

Tắm biển, chủ yếu là tận dụng ánh sáng mặt trời vào các thời điểm thích hợp cũng là một cách góp phần điều trị vẩy nến.

4. Điều trị nội khoa

Trước hết cần điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có (viêm họng, viêm amydan, viêm tai giữa, viêm bể thận V.V.).

Uống psoralène rồi chiếu UVA không phải là điều trị nội khoa. Trong những trường hợp đặc biệt (nặng, nhờn một số thuốc bôi thông dụng…) có thể dùng các thuốc ức chế miễn dịch như AZT, méthotrexat. Các liệu pháp sau thường chỉ định cho các trường hợp vẩy nến thể khớp, mụn mủ toàn thân.

Vitamin A acid cũng có tác dụng đối với một số trường hợp vẩy nến nặng. Gần đây có một số tác giả nước ngoài (Prinz, Braun – Falco, Reiter Nicolas, Wijđenses, Poizot – martin, Eedy v.v.) đã dùng

kháng thể đơn dòng CD4 hoặc ghép tuỷ đồng loại để điều trị vẩy nến thường và vẩy nến mụn mủ, thường là nặng và mạn tính, có kết quả rất tốt.

Đặc biệt quan trọng trong khi điều trị là cần tránh mọi kích thích nội ngoại giới có thể làm cho bệnh vượng lên hoặc kéo dài khó điều trị (cạo gãi, sây sát da, dùng thuốc không đúng gây viêm, tấy, bị nhiễm khuẩn da, các cơ quan khác như: viêm họng, amydan viêm tai v.v…, chấn thương tình cảm). Vì vậy để điều trị có kết qua tốt cũng như đề phòng tái diễn bệnh khi đã điều trị ổn định cần giữ một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt thích hợp. Nếu cần có thể từng thời kỳ cho các thuốc an thần như seduxen, sen vông trong lúc đang điều trị hoặc dưỡng bệnh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận