[Da liễu] Mày Đay


Mày đay là gì ?

Mày đay là một biểu hiện hay gặp nhất của phản ứng không dung nạp da – mạch máu.


I. CĂN NGUYÊN MÀY ĐAY

Sự xuất hiện mày đay có thể theo mấy cách sau đây:

– Hậu quả của một phản ứng kháng nguyên – kháng thể (KNKT), (mày đay dị ứng).

– Do tác dụng trực tiếp của độc tố gây mày đay (mày đay do độc).

– Do các chất giải phóng histamin hoặc các chất hoạt hoá hệ thống kallilrein – kinin (1) (mày đay dạng có phản vệ hay mày đay á – dị ứng).

II. CÁC LOẠI MÀY ĐAY

1. Mày đay dị ứng

a. Dị ứng nguyên

– Thuốc và các chất chuyển hoá của chúng (15%).

– Thực phẩm và các chất chuyển hoá của chúng (2 -3 %).

– Các dị ứng nguyên khác (2 – 3%) (giun, sán, phấn hoa, vật thế lạ, tự dị ứng nguyên giải phóng do kích thích vật lý…).

b. Kháng thể

– Kháng thể thứ phát bám trên tế bào (tế bào nội mô, tế bào thành mạch máu, tế bào mastocyt, tiểu cầu V.V..) và kháng thể dịch thể (IgG, IgM, IgA và IgE).

– Quá trình mẫn cảm và vận chuyển chất gây dị ứng trong sự hình thành phản ứng KNKT thường bằng đường máu.

c. Các kiểu phản ứng dị ứng trong mày đay

– Týp I xảy ra trong lúc hoặc ngay sau khi dị ứng nguyên vào cơ thể, không có vai trò của bổ thể.

– Typ II (týp bệnh huyết thanh) xảy ra vài giờ đến vài ngày sau khi dị ứng nguyên vào cơ thể. Hay gặp hơn kiểu týp I. Thời gian ủ bệnh tuỳ thuộc độ hoà tan của dị ứng nguyên, sự hoàn chỉnh kháng nguyên, hình thành kháng thể, và sự gắn phức hợp KN – KT – Bổ thể vào tế bào (tế bào nội mô, tế bào mastocyt,..).

d. Lâm sàng

Sẩn mày đay thường ngứa, có cảm giác nóng bỏng và lúc đầu hay có một quầng đỏ da bao quanh. Sẩn mày đay cũng có khi trắng hoặc đỏ nhạt, thỉnh thoảng đỏ chói, sẩn mày đay tồn tại trong vài phút và biến mất sau một thời gian ngắn (20 phút đến vài giờ) trong lúc quầng đỏ thì tồn tại lâu hơn vì sẩn mày đay ở giữa lại xuất hiện. Sau khi sẩn mày đay mất thường để lại một vết đỏ da tồn tại trong vài giờ. Sẩn mày đay to, nhỏ khác nhau từ 5mm đến hàng chục cm, hình đa dạng, có thể khu trú ở lớp sâu của da; niêm mạc cũng không hiếm bị. Có trường hợp mày đay chuyển thành ban đỏ đa dạng xuất tiết, mày đay thường nổi nhiều đợt. Tuỳ theo thời gian tồn tại và tiến truyển mà phân chia thành,

– Mày đay cấp (đến 4 tuần).

– Mày đay cấp tái diễn (lặp đi lặp lại)

– Mày đay mạn (tồn tại hơn 4 tuần).

– Mọi mày đay đễu bắt đầu trước hết ở dạng cấp.

Mày đay cấp thường là mày đay dị ứng và phần lớn là do thuốc. Mày đay cấp tái diễn thường cũng là mày đay dị ứng.

Mày đay mạn thường có đợt nổi sẩn hàng ngày và suốt trên 4 tuần và có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm, nhưng không phải suốt đời. Biểu hiện lâm sàng không mạnh và ít khi có biểu hiện cấp tính ở các cơ quan khác.

Căn nguyên thường không rõ ở 70 – 90% trường hợp đáng chú ý là ở những người bị mày đay mạn hay có Rối loạn đường tiêu hoá (thiểu toan, vô toan, viêm dạ dày mạn, viêm đường dẫn mật, rối loạn men tiêu hoá v.v.)

Yếu tố tâm thần kinh ảnh hưởng xấu đến mày đay.

e. Biến chứng bệnh mày đay

Thường là ở thể mày đay cấp và thể mày đay kiểu bệnh huyết thanh. Đáng chú ý là phù nề đường hô hấp trên, có khi phải mở khí quản. Thứ đến Rối loạn tiêu hoá, đau bụng, đau khớp

sốt ngất nhưc đâu, Rối loạn tim mạch, tụt huyết áp có khi trụy tim mach

f. Điều trị mày đay

– Cân tìm ra nguyên nhân và loại trừ ngay.

– Đánh giá đúng mức độ và tiên lượng biến chứng.

– Máy đay cấp: ngừng ngay thuốc hoặc chất gây mày đay.

– Cho tẩy hoặc nhuận tràng, nhuận mật để thải nhanh chất gây mày đay và ăn nhẹ trong 2- 3 ngày.

– Corticoid đối với trường hợp nặng (t/m, b/t, sau đó uống)

– Kháng histamin tổng hợp tiêm hoặc uống tuỳ theo bệnh nặng, nhẹ…

– Gluconat hoặc clorua calci tiêm tĩnh mạch chậm có thể kết hợp với vitamin c.

– Ngoài da: xoa bột chống ngứa, kem chống ngứa, đắp gạc nóng.

– Mày đay mạn: tim nguyên nhân và loại bỏ

– loại trừ các yếu tố thuận lợi gây mày đay (tẩy giun điều trị Rối loạn tiêu hoá nhất là viêm đại tràng mạn) điều trị các ổ nhiễm khuẩn khu trú.

– Dùng kháng histamin tổng hợp tiêm bắp thịt hoặc uống.

– Giải cảm không đặc hiệu (máu tự thân, calci tiêm tĩnh mạch).

– Thay đổi chế độ ăn uống.

2. Mày đay á – dị ứng

Thể mày đaỵ lâm sàng gần như thể dị ứng. Đa số tiến triển mạn tính tái diễn. Tuy nhiên cũng có trường hợp cấp với triệu chứng sốc.

Nguyên nhân có lẽ do không dung nạp có tính dị truyền đối với một số thuốc, thức ăn v.v. Các chất này không gây tiết histamin theo cơ chế dị ứng mà có lẽ đó là các chất giải phóng histamin

hoặc hoạt hoá hệ thống kallikrein – kinin (1) và gây ra bệnh cảnh mày đay.

Chú thích :(1) Hệ thống Knllikrein – kinin bao gồm kallikrein và kinin, là một hệ thống rất hay sinh ra trong cơ thế nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn và có tác dụng làm giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch, kích thích di tản bạch cầu và sự di động của tinh trùng. Kallikrein là một nhóm protease có tác dụng làm giải phóng kinin từ các α2 – globnlin sinh kinin. Bản thân kallikrein là do từ tiền kallikrein có ở trong huyết tương, bạch cầu hạt, nước bọt, nước mắt, tuyến mồ hôi, tụy ruột. Kinin là một nhóm hormon tổ chức ví dụ như bradykmin, kallidio, méthylokallidni. Kinin thúc đẩy sự tổng hợp prostagkmdìn.

3. Mày đay yếu tố vật lý (mày đay vật lý)

Các thể mày đay vật lý hiện nay chỉ có thể giải thích là các tác nhân vật lý đã tác dụng lên da tạo ra một phản ứng KNKT thực sự hoặc một phản ứng á – dị ứng.

Các thể mày đay vật lý quan trọng nhất là:

– Mày day do tác động cơ học (cạo gãi, đè ép…)

– Mày đay do nhiệt (do nóng, do lạnh),

+ Do tiếp xúc lạnh, do phản xạ với lạnh.

+ Do tiếp xúc nóng, do phản xạ với nóng.

– Mày đay do có – globulin lạnh.

– Mày đay do sóng điện từ.

– Mày day do ánh sáng (ví dụ: ánh nắng).

– mày đay có do protoporphyrin trong máu (di truyền).

– Mày đay do nhiều yếu tố tổng hợp.

4. Mày đay do độc

Tiếp xúc với một số cây lá (lá cây đại tầm ma, lá ban,,.), sứa biển, sâu róm, bướm, chất độc chiến tranh, bị côn trùng đốt (kiến, muỗi, ong, ve), rắn cắn đều có thể bị mày đay do các chất như ace- tylcholin, histamin, serotonin, peptidase, các chất giải phóng his- tamin V.V.. có ở trong các tác nhân trên gây nên.

5. Phù Quincke

Đây là một thể mày đay đặc biệt biểu hiện bằng phù cấp tính khu trú. Phù này xuất hiện ở tận lớp sâu của trung bì, hạ bì và có khi cả ở cơ ngay dưới hạ bì dưới dạng phù mềm hoặc phù cứng. Da ở phía trên thường nhợt nhạt hoặc hơi đỏ và không có sẩn mày đay rõ rệt. Không ngứa, mà chỉ có cảm giác căng. Thường chỉ có ở một chỗ, ít khi nhiều chỗ. Tự mất sau vài giờ. Thường tái phát tại chỗ cũ.

Vị trí hay gặp: môi, mí, mắt, lưỡi, hầu, thanh quản, thanh môn, bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân là do thiếu chất ức chế bổ thể – estérase. Bệnh có tính chất di truyền trội.

Cần phân biệt mày đay ở sâu với viêm quầng, hội chứng Melk- ersson Rosenthal, viêm tấy.

Điều trị: nếu phù nề đường hô hấp trên và có nguy cơ gây ngạt thở thì phải tiêm tĩnh mạch adrenalin (1ml 1%) hoặc ephedrin (0,1) hoặc calci gluconat. Kháng histamin và corticoid ít tác dụng hơn. Cấp cứu thì mở khí quản.

Tránh dùng các loại nha phiến, sulfonamid.

Nếu có thuốc ức chế bổ thể – étesrase, truyền plasma thì rất tốt. Cũng có thể dùng một dẫn xuất của ethistéron có đặc tính sinh dục nam yếu.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận