[Bệnh học] Đau mặt (chẩn đoán và điều trị)

Đau dây thần kinh sinh ba (dây V)

Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam. Các cơn đau xuất hiện ngắn đột ngột, thường xuất hiện ở một bên miệng, sau đó lan ra tai, mắt, lỗ mũi ngoài cùng bên. Các yếu tố như sờ, cử động, uống thuốc có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc cơn đau tăng lên. Vì vậy, để giảm khả năng xuất hiện cơn đau, rất nhiều bệnh nhân cố giữ chặt mắt khi nói. Cơn đau có thể giảm tự nhiên sau vài tháng hoặc lâu hơn. Khi bệnh tiến triển, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn đi và giữa các cơn đau dữ dội, bệnh nhân vẫn đau âm ỉ. Vị trí đau thường ở một bên lan theo các nhánh của dây V thường là nhánh V2 hoặc nhánh V3.

Đau mặt do đau dây V cần phân biệt với đau mặt do các nguyên nhân khác. Thăm khám thần kinh không phát hiện bất thường trừ ở một số bệnh nhân đau dây V triệu chứng thần kinh không phát hiện bất thường trừ ở một số bệnh nhân đau dây V triệu chứng như trong bệnh xơ cứng rải rác hoặc u thân não, trong những trường hợp này dấu hiệu sẽ tùy thuộc vào bản chất và vị trí của tổn thương. Chụp CTScan và các kỹ thuật tiêm thuốc cản quang cho hình ảnh bình thường ở bệnh nhân đau dây V cổ điển.

Ở bệnh nhân trẻ tuổi đau dây V cần nghĩ đến bệnh xơ cứng rải rác thậm chí cả khi không có các triệu chứng thần kinh khác. Trong trường hợp này điện thế kích thích, xét nghiệm dịch não tủy giúp cho chẩn đoán xác định. Đau dây V do u hố sau thì chụp CTScan và MRI thường phát hiện được tổn thương.

Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị đau dây V là carbamazepin, liều tối đa 1200 mg/ngày cần theo dõi thường xuyên công thức máu, chức năng gan. Nếu carbamazepin không có tác dụng hoặc không dung nạp thì điều trị thử bằng phenytoin (liều lượng và tác dụng phụ của thuốc xem ở bảng). Baclofen (10 – 20 mg ngày 3 – 4 lần) cũng có thể có tác dụng khi dùng một mình hoặc phối hợp với carbamazepin hoặc phenytoin.

Trước kia, tiêm cồn hủy hạch, phẫu thuật cắt hạch, cắt nhánh cảm giác sau hạch được đề cập đến nếu điều trị nội khoa thất bại. Gần đây thường phát hiện thấy một số cấu trúc gây đau dây V ở vùng hố sau (mặc dù bình thường trên phim CTScan, MRI hoặc phim chụp mạch) như các bất thường của động mạch, tĩnh mạch ảnh hưởng đến rễ dây V. Trong trường hợp này phẫu thuật để loại bỏ ảnh hưởng của các bất thường mạch máu đến rễ dây V sẽ giảm được các triệu chứng lâu dài. Ở người già hủy hạch bằng tia xạ đôi khi được tiến hành vì dễ làm, ít biến chứng và giảm được triệu chứng trong một thời gian, cắt rễ cảm giác dây V bằng tia gamma là một phương pháp điều trị không gây chảy máu khác có tỷ lệ thành công ở 80% bệnh nhân và không có biến chứng. Không có chỉ định phẫu thuật điều trị đau dây V trong bệnh xơ cứng rải rác.

Đau mặt không điển hình

Đau mặt không có các triệu chứng điển hình của đau dây V thường là đau âm ỉ, rát bỏng khu trú ở một vùng sau đó nhanh chống lan ra các vùng khác của mặt cùng bên, đôi khi lan sang phía bên đối diện, xuống cổ, hoặc ra phía sau đầu. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, nhiều người trong số đó có các triệu chứng trầm cảm nhưng không rõ trầm cảm là nguyên nhân hay là phản ứng. Nên điều trị thử bằng thuốc giảm đau thông thường, cũng như thuốc chống trầm cảm ba vòng carbamazepin, và phenytoin đáp ứng điều trị thường không ổn định. Các thuốc giảm đau từ chế phẩm thuốc phiện có nguy cơ gây nghiện ở những bệnh nhân này. Không có chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau mặt không điển hình.

Đau dây thần kinh lưỡi – hầu (dây XII)

Đau dây XII là một bệnh ít gặp, mức độ đau tương tự đau dây V, thường đau ở họng, ở vùng amidan đôi khi đau ở sâu trong tai, gốc lưỡi. Đau có thể xuất hiện khi nhai, nuốt, nói hoặc khi ngáp, đôi khi có cơn ngất kèm theo. Trong hầu hết các trường hợp không tìm thấy tổn thương thực thể. Nên điều trị thử bằng carbamazepin (liều tối đa 1200 mg/ngày) trước khi đề cập đến việc điều trị bằng phẫu thuật.

Đau thần kinh sau herpes

Bệnh zona là do nhiễm virus varicella – zoster hệ thần kinh. Khoảng 15% bệnh nhân bị đau thần kinh sau zona. Biến chứng này rất hay xảy ra ở người già và khi zona ở nhánh V1. Tiền sử bị zona và sẹo trên da giúp cho chẩn đoán. Đau dữ dội trong khi bị bệnh tương ứng với triệu chứng đau sau zona.

Điều trị zona toàn thân bằng các corticosteroid, acyclovir, famciclovir không làm giảm tỷ lệ mắc đau sau zona. Điều trị đau mặt sau zona chủ yếu là điều trị nội khoa. Nếu các thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng thì dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitrỉptylin, tối đa 100 – 150 mg/ngày) phối hợp với phenothazin (ví dụ perphenazin 2 – 8 mg/ngày) thường có kết quả. Bôi kem capsaicin (ví dụ Zostrix 0,025%) tại chỗ có thể có tác dụng, có lẽ, do có tác dụng phân hủy các peptid gây đau trung gian ở các tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên.

Đau mặt do các nguyên nhân khác

Đau mặt có thể do rối loạn khớp thái dương hàm ở bệnh nhân trật khớp cắn, khớp cắn bất thường, sâu răng. Có thể có tăng cảm giác đau cơ nhai và đau xuất hiện khi cử động hàm. Điều trị chủ yếu là điều trị nguyên nhân.

Đau mặt xuất hiện khi nhai hoặc khi ăn nóng lạnh gợi ý đến bệnh lý ở răng. Nguyên nhân đôi khi là không rõ ràng, để chẩn đoán bệnh cần phải khám kỹ răng và chụp X quang. Đau cơ nhai cũng có thể xảy ra trong viêm động mạch tế bào khổng lổ. Viêm xoang và nhiễm khuẩn tai gây ra đau mặt thường ở bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn đường hô hấp, sốt và đôi khỉ có chảy mủ tai. Có thể có tăng cảm giác đau khu trú. Trên phim chụp X quang có hình ảnh của viêm xoang hoặc viêm xương chũm.

Glocom là nguyên nhân quan trọng về mắt gây đau vùng mặt, thường là đau khu trú quanh khu vực nhãn cầu.

Đôi khi đau ở hàm là dấu hiệu chủ yếu của co thắt mạch vành. Cơn đau xảy ra khi gắng sức và lan đến các khu vực khác như trong co thắt vành.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận