Kháng thể kháng Rh0 (D) chịu trách nhiệm gây ra những trường hợp nặng nhất về bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh (chứng nguyên hòng cầu huyết thai nhi). Khoảng 15% người da trắng và tỷ lệ thấp hơn nhiều ở người da đen và châu Á có Rh0 (D) âm tính. Nếu một phụ nữ Rh0 (D) âm tính mang thai Rh0 (D) dương tính, bẩ ta sẽ sản sinh kháng thể chống Rh0 (D) khi hồng cầu của thai nhi tiến vào tuần hoàn người mẹ lúc đẻ (hoặc trong lúc sẩy thai, chửa ngoài tử cung, rau bong non, hoặc những vấn đề chảy máu trước đẻ khác). Kháng thể này một khi đã được sản sinh ra, vẫn giữ trong tuần hoàn của người mẹ và đặt ra sự đe dọạ bệnh huyết tán đối với những thai nhi Rh dương tính sau này.
Kháng thể thụ động chống lại bệnh huyết tán của trẻ sơ sinh đã đạt được kết quả bằng globulin miễn dịch Rh0 (D), được cô đặc tinh chế kháng thể chống kháng nguyên Rh0 (D). Globulin miễn dịch Rh0 (D) được cho trong vòng 72 giờ sau đẻ (hoặc sẩy thai tự nhiên, hoặc nạo thai, hoặc chửa ngoài tử cung). Những kháng thể globulin miễn dịch phá hủy những tế bào thai nhi Rh dương tính từ đó người mẹ sẽ không sản sinh ra chất kháng Rh0 (D). Trong lần có thai tiếp theo mà thai Rh dương tính, chứng nguyên hồng cầu huyết sẽ được ngăn chặn. Liều lượng thông thường của globulin miễn dịch Rh0 (D) để ngăn ngừa miễn dịch đồng loại là một lọ (300mg) tiêm bắp thịt.
Gần đây người ta đã chứng minh rằng, hiếm có phụ nữ Rh âm tính sẽ trở nên nhạy cảm bởi những đợt chảy máu ít giữa mẹ và thai nhi ở đầu quí ba. Một biện pháp an toàn thêm vào là dùng globulin miễn dịch vào tuần lễ thứ 28 của thai nghén. Những phần tử kháng thể quá lớn không qua được qua rau thai và ảnh hưởng đến thai có Rh dương tính. Độ thanh thải globulin của người mẹ đủ thấp để tiếp tục bảo vệ được 12 tuần.
Những mức độ từ nhẹ đến trung bình của bệnh tan huyết tiếp tục xảy ra bằng cách kết hợp với các nhóm phụ Rh (C, c, hoặc E) hoặc Kell, Kidd và những yếu tố khác. Bởi vậy, những kháng thể không điển hình nên được kiểm tra trong quí ba cho tất cả các trường hợp thai nghén.