Dengue cổ điển cũng có sốt, xung huyết, đau cơ khớp rõ, véo da (+), nổi hạch rõ hơn Sốt xuất huyết, ban dát sẩn, cũng có thể xuất huyết, nhưng khác 3 điểm:
- Tiểu cầu ít giảm, Hematocrit không cao và không có sốc.
Qua nghiên cứu ở vụ dịch dengue cổ điển 1960 ở phía Bắc Việt Nam (Bùi Đại, 1961), chúng tôi thấy có những đặc điểm lâm sàng chính sau đây:
- Sốt 100% từ 39o – 42°c, kéo dài 3-8 ngày, 30% có đợt sốt thứ hai, tương tự Sốt xuất huyết.
- Đau khớp toàn thân là nổi bật: 50-75%, rõ hơn so với Sốt xuất huyết (<25%), xuất hiện sớm, phổ biến ở người lớn (73,5%) so với trẻ nhỏ (<50’/’O; đau từ khớp nhỏ đến khớp lớn, nhưng chủ yếu ở khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân, cổ chân… khiến một số bệnh nhân không giặt và vắt được quần áo, không xách được vật nặng, đi lại khập khiễng, không đạp được xe đạp v.v…; tại khớp: không sưng, không nóng đỏ, da chỉ hơi căng, bì bì, đau giảm khi hết sốt, nhưng có khi kéo dài 1-2 tuần đến 2-3 tháng.
- Hạch limphô sưng đau ở toàn thân: 80%; triệu chứng này rõ hơn hẳn so với sốt xuất huyết, số hạch sưng đếm được từ 3 đến 33 cái, 66,87% bệnh nhân sưng từ 11 hạch trở lên; hạch sưng từ ngày đầu của bệnh, tới ngày thứ 2 đã nổi gần đầy đủ, thường ở nách, tam giác Scarpa, góc hàm, sau và trước tai, dưới chẩm, trong bao cơ ức đòn chũm v.v… thường có một số hạch to nhất bị đau khi sờ nắn hoặc cử động, tới 5-7 ngày sau khi sốt lui thì hết đau; da bên ngoài không nóng, không đỏ, hạch vẫn di động không dính với nhau và với tổ chức quanh hạch.
- Trong 1-2 ngày đầu da toàn thân đỏ hồng đều ở đại đa số bệnh nhân, như người say nắng, uống rượu, tắm nước nóng già, ấn vào da bị trắng bệch. Dengue cổ điển chủ yếu có ban dát sẩn (84%) thường mọc làm 2 đợt; đợt 1 mọc ở một số bệnh nhân trong những ngày thứ 2, 3, 4 với một số nốt ban dát và sẩn, rõ ở lưng, bụng, ngực, đùi, cánh tay; tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân đợt 1 chỉ là ban lấm tấm lờ mờ dễ bị bỏ qua; dấn ngày thứ 5, 7 vào lúc nhiệt độ sắp hạ hoặc vừa hạ, đợt thứ 2 là ban dát sẩn mọc rõ rệt ở đa số bệnh nhân (79,3%) trên khắp người (thoạt tiên ở lưng ngực, bụng sau lan ra tứ chi và đầu mặt), mọc dày hơn ở phía duỗi, màu đỏ thẫm, lặn sau 3-4 ngày; lẻ tẻ một số trường hợp có mụn phổng nước, hoặc nổi mề đay trước khi mọc ban, hoặc bị ngứa trước và trong khi mọc.
- Bạch cầu thường giảm nặng hơn so với Sốt xuất huyết.
- Đáng lưu ý ở dengue cổ điển:
Dấu hiệu dây thắt thất thường
Không có: sốc, hôn mê, vàng da, đau bụng.
Hematocrit nói chung bình thường ở đa số Tiểu cầu ở đa số bình thường.
Tử vong rất thấp: 0,018% (Bùi Đại, 1961)
Theo thông báo kỹ thuật của TCYTTG (1966), trước dậy vẫn cho là dấu hiệu dây thắt âm tính ở dengue cổ điển; thực ra dây thắt dương tính và một vài nốt xuất huyết dưới da có thể gặp trong dengue cổ điển; tiểu cầu và hematocrit nói chung bình thường ở dengue cổ điển và là yếu tố phân biệt với Sốt xuất huyết nhất là những trường hợp thể nhẹ không điển hình, Virus Chikungunya cũng có thể gây hội chứng dengue cổ điển, gọi là hội chứng dengue (TCYTTG, 1975).
Ở một số nước, vụ dịch dengue đầu tiên thường là dengue cổ điển: như vụ dịch dengue cổ điển đầu tiên 1960 ở miền Bắc Việt Nam (Bùi Đại, 1961); ở Ấn Độ năm 1963 – 1964 có dịch Sốt xuất huyết, trước đó là dịch dengue cổ điển (HĐKHKT Bộ Y tế, 1969). Trong một dịch Sốt xuất huyết, cũng có bệnh nhân bị dengue cổ điển chủ yếu là người ngoại quốc từ vùng không có virus mới tới, và những trẻ nhỏ <1-2 tuổi.
Bảng 16 SO SÁNH LÂM SÀNG DENGUE CỔ ĐIỂN, SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CHIKUNGUNYA (Hướng dẫn kỹ thuật của TCYTTG 1980 và 1997)
Triệu chứng lâm sàng | Đ. cổ điển | ĐXH | Chikungunya |
Sốt | + + + + | + + + + | + + + + |
Dây thắt (+) | + + | + + + | + + + |
Đốm xuất huyết | + | + + | + + |
Nốt XH lớn mọc dày | 0 | + | 0 |
Ban dát sẩn | + + (a) | + | + + |
Gan to | 0 | + + + + | + + + |
Đau cơ khớp | + + + | + + | + + |
Sưng hạch limphô | + + (a) | + + | + + |
Giảm bạch cầu | + + + + | + + | + + + + |
Giảm tiểu cầu | + (b) | + + + + | + |
Sốc | 0 | + + | 0 |
Xuất huyết phủ tạng | + | + | 0 |
Chú thích: Giá trị tương đương: +: 1-25%; + + +: 51-75%; + +: 26-50%; + + + +: 76-100% trường hợp;
- Trong vụ dịch dengue cổ điển 1960 miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân có ban dát sẩn và sưng hạch limphô cao hơn.
- Ở dengue cổ điển thường ít có giảm tiểu cầu so với Sốt xuất huyết.