Nguyên nhân và chứng hậu
Cảm nắng có hai loại : âm thử và dương thử.
Âm thử :
Vọng : Mặt nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận.
Văn : Thở nhẹ.
Vân : Ớn rét, đau mình, nóng không có mồ hôi hoặc đau bụng nôn mửa.
Thiết : Chân tay lạnh, mạch trì.
Dương thử: chia ba thể bệnh :
Thương thử :
Vọng : Mặt đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
Văn : Thở mạnh.
Vấn : Sốt có mồ hôi, nóng ruột, khát nước, hồi hộp, sợ sệt.
Thiết : Mạch phù đại.
Trúng thử:
Vọng : Mặt đỏ, rêu lưỡi dày vàng, hôn mê, chân tay co rút.
Văn : Suyễn thở.
Vấn : Mệt mỏi, mồ hôi nhiều, khát nước.
Thiết : Mạch phù, đại,, sác.
Thử giản :
Bỗng nhiên ngả ngất, bất tỉnh nhân sự, co rút, răng nghiến chặt. Mạch huyền, hoạt, đại.
Điều trị
Hướng điều trị:
Thanh nhiệt, điều hoà âm dương, tỉnh thần, thông kinh hoạt lạc.
Huyệt sử dụng:
Đối với ẩm thử: Dùng thủ pháp cứu là chính.
Cứu: Phong tri, hợp cốc để khu phong nhiệt.
Cứu: Tỳ du, vị du, khí hải, trung quản, túc tam lý để điều hoà âm dương, hàn nhiệt.
Trong trường hợp này nên dùng thuỷ châm: Dùng sinh tố B1 X 50-100mg trộn với sinh tố B12 X 200-500 mg, tiêm vào các huyệt phong trì, túc tam lý, quan nguyên, hợp cốc.
Đối với dương thử. thì châm tả bằng điện châm là chủ yếu.
+ Thương thử thì tả đại chuỳ, hợp cốc, khúc trì, nội quan, thái dương xuyên đồng tử liêu.
+ Trúng thử thì chích huyệt thập tuyên; tả bách hội, dũng tuyền.
+ Chân tay co rút thì tả đại chuỳ, thừa sơn, hành gian, dương lăng tuyền.
+ Thử giản thì chích huyệt thập tuyên; tả nhân trung, hợp cốc, đại chuỳ.
BỊ chú: Không nói được thì tả á môn, thượng liêm tuyền, amidan.
Liệu trình:
Điện châm ngày một lần, mỗi lần 20 phút.