Điều trị hội chứng dạ dày – tá tràng bằng điện mãng châm

ĐIỆN MÃNG CHÂM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý có tổn thương loét ở niêm mạc, hạ niêm mạc thậm chí tới cả lớp cơ của dạ dày – hành tá tràng.
Theo Y học cổ truyền, gọi là chứng vị quản thống , thường gặp hai thể là can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư hàn.
Mục đích: Làm gi ảm đau cho người bệnh bị loét dạ dày – tá tràng.

2. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị đau do loét dạ dày – tá tràng.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trường hợp có chỉ định can thiệp ngoại khoa

4. CHUẨN BỊ

4.1. Cán bộ thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền
4.2. Phương tiện
– Máy điện châm hai tần số bổ, tả.
– Kim châm cứrn vô trùng loại 6 – 20cm, dùng riêng cho từng người bệnh.
– Khay men, kẹp có mấu, b ông, cồn 70°.
4.3. Người bệnh
– Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị.
– Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
– Tư thế người bệnh nằm ngửa, gối cao hoặc ngồi.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Thực hiện kỹ thuật: Phác đồ huyệt đạo:

Thể Can khí phạm Vị, châm tả:
  • Thủy phân ==> Cự khuyết
  •  Nội quan ==> Giản sử
  • Kỳ môn ==> Thiên khu
  • Túc tam lý ==> Hạ cự hư
Thể Tỳ Vị hư hàn, châm bổ:
  • Hạ quản ==> Cự khuyết
  • Gian sử ==> Nội quan
  • Tỳ du ==> Vị du ==> Thận du
  •  Chương môn ==> Lương môn
  • Túc tam lý ==> Hạ cự hư
  • Tam âm giao ==> Âm lăng tuyền

5.2. Thủ thuật :
– Bước 1: Xác định và sát khuẩn da vùng huyệt
– Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:

  • Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ng ón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
  • Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phả , không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).

– Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm

Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ – tả của máy điện châm:

  • Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 – 10Hz, Tần số bổ từ 1 – 3Hz.
  • Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).
  • Thời gian: 20- 30 phút cho một l ần đi ện mãng châm.

– Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
5.3. Liệu trình điều trị
– Điện mãng châm ngày 1 lần
– Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 lần.

6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

6.1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
6.2. Xử trí tai biến
– Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử trí: rút kim ng ay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng , nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
– Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Sơn Bách
Sơn Bách
7 năm trước

Chào bác sỹ. Tôi bị viêm loét dạ dày, đã điều trị thuốc tây y, kèm theo đông y, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn bị đau. Mong bác sỹ tư vấn điều trị triệt để. Tôi cảm ơn