Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng châm cứu

Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng châm cứu

1. Đặt vấn đề

Liệt 1/2 mặt do tổn thương dây TK VII ngoại biên (NB) là một bệnh rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do lạnh (paralysie facial à frigoré) hoặc có sách nói là do vô căn (với ý nghĩa là chưa tìm được nguyên nhân), trên thực tiễn lâm sàng để phân biệt và tiên lượng bệnh nhân nào tự khỏi hoặc để lại di chứng là điều không thể làm được.

2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.

2.1. Theo Y học hiện đại (YHHĐ): Có 2 thuyết là

– Thuyết về mạch máu: ở ngày đầu của bệnh, giải phẫu bệnh thấy dây VII phù nề, tấy đỏ và bị ép trong ống Falof. Khi bị lạnh → mạch máu co thắt → thiếu nuôi dưỡng →  dây VII phản ứng lại →  phù nề →  chèn ép…

– Thuyết do virus: Lạnh là yếu tố thuận lợi cho virus vùng Tai – mũi – họng phát triển làm tổn thương dây VII do viêm tai xương chũm, do chấn thủy.

2.2. Theo Y học Phương Đông (YHPĐ)

– Tác nhân gây bệnh là Phong tà, Hàn tà, Nhiệt tà và huyết ứ xâm phạm vào các lạc mạch của các kinh dương ở mặt (theo kiểu truyền kinh) làm mất sự lưu thông của khí huyết dẫn đến kinh cân thiếu nuôi dưỡng gây liệt cơ vùng mặt.

– Bắt đầu tà khí phạm vào đại kinh Thái dương (Bàng quang, Tiểu trường) gây ra các triệu chứng như góc trong mắt nhắm không kín, trước tai đau nhức. Sau đó truyền đến đại kinh Dương minh (Vỵ, Đại trường) gây méo miệng, nhân trung lệch, mất rãnh mũi má…Cuối cùng truyền đến đại kinh Thiếu dương (Đởm, Tam tiêu) gây mất nếp nhăn trán,  góc ngoài mắt nhắm không kín, sau tai và vùng gáy đau nhức…

3. Biểu hiện bệnh

– Khởi phát thường sau một yếu tố lạnh (như gió lạnh tạt vào mặt), qua một đêm ngủ dậy người bệnh nói, cười khó, súc miệng nước trào  ra mép bên liệt, thức ăn đọng lại trong má bên liệt, mắt nhắm không được, miệng méo lệch sang bên lành.

– Toàn phát là:

+ Dấu hiệu Charles – Bell: biểu hiện rõ của sự mất đối xứng hai bên nửa mặt, các nét tự nhiên ở 1/2 mặt bên liệt bị mờ (mất rãnh mũi má, mất nếp nhăn trán), nhất là khi BN làm các động tác theo ý muốn như nhăn trán, thổi sáo, phồng má.

+ Cung phản xạ mũi mi: BN mở mắt, gõ nhẹ vào gốc mũi → chớp mắt, bên liệt sẽ mất phản xạ này.

+ Phản xạ xoáy ốc: Vỗ tay bất thình lình vào tai BN (sao cho có một luồng khí tác động vào ống tai). Bình thường BN nhắm mắt, bên liệt VII NB mất phản xạ này. (Còn áp dụng cho liệt VII NB hai bên).

– Cảm giác nông ngoài da không mất, BN có cảm giác tê cóng 1/2 mặt do rối loạn cảm giác sâu. Ấn ngón tay thấy mặt nề nhẹ do rối loạn vận mạch.

4. Thể lâm sàng:

4.1. Liệt 1/2 mặt do lạnh: Theo YHPĐ là do “Phong hàn phạm kinh lạc”,

Chẩn đoán theo bát cương: Biểu – Thực – Hàn

4.2. Liệt 1/2 mặt do viêm nhiễm:

Theo YHPĐ là do “Phong nhiệt phạm kinh lạc”,

Do Vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm tai, mũi, họng (viêm tai giữa, viêm tai xương chũm…) hoặc viêm tuyến nước bọt mang tai…

Chẩn đoán theo bát cương: Biểu – Thực – Nhiệt

4.3. Liệt 1/2 mặt do sang chấn:

Theo YHPĐ là do “Huyết ứ kinh lạc”,

Ngoài biểu hiện tại chỗ như mô tả lâm sàng bệnh nhân có tiền sử sau một sang chấn vùng mặt, vùng gáy chẩm hoặc sau phẫu thuật vùng tai, mũi, họng…

Chẩn đoán theo bát cương: Biểu – Thực .

5. Tiến triển:

– Thể nhẹ: dấu hiệu Charles – Bell nhẹ mắt hở ít hoặc nhắm không chặt, BN có thể tự khỏi trong 2-3 tuần. Nếu sau 3 tuần mà không tiến triển sẽ không thể tự khỏi được. Trên lâm sàng khi bắt đầu có biểu hiện đỡ  thì tiến triển khỏi rất nhanh.

– Tiên lượng xấu:

+ Gây biến chứng do thiếu chăm sóc như gây viêm giác mạc phải đeo kính có gạc hoăc phải khâu mắt.

+ Trở thành co cứng 1/2 mặt khi đó mặt lại méo về bên liệt, có những cơn co cứng nhóm cơ bám da 1/2mặt. Đó là dấu hiệu mất sự chi phối do thoái hóa thần kinh (dễ nhầm với tổn thương dây V).

+ Liệt hai bên nửa nặt: H/C Guillain Barré: Mặt vẫn cân đối nhưng không huýt sáo được. Liệt tứ chi kèm theo, dịch não tủy có phân ly đạm (tăng) – tế bào (giảm), có thể khỏi hoàn toàn nếu không liệt cơ hô hấp và biến chứng tim, đáp ứng tốt với corticoid ở giai đoạn cấp.

+ Liệt hai bên nửa mặt kèm hội chứng Foville (mất liếc ngang 2 bên). Do u cầu não, tiên lượng cực xấu.

6. Cận lâm sàng.

– Công thức máu, máu lắng, nước tiểu toàn phần là một trong những xét nghiệm cơ bản cần quan tâm trên lâm sàng, nhằm phát hiện, sàng lọc các nhiễm trùng kèm theo và theo dõi các quá trình viêm, các bệnh của tổ chức liên kết và một số bệnh ác tính.

– Các phương pháp điện sinh lý trong thăm khám hệ thần kinh ngoại biên như : Thăm dò tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV) có thể biết được mức độ tổn thương của dây thần kinh vận động tương ứng. Phản xạ Blink và đếm đơn vị vận động

7. Điều trị:

7.1. Nguyên tắc: Kết hợp giữa YHHĐ để điều trị nguyên nhân (Kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, ức chế virus, dãn mạch, vitamin…). Với YHPĐ để phục hồi chức năng cho dây TK VII NB.

7.2. Điều trị bằng châm cứu:

– Tùy theo nguyên nhân mà ta có các “pháp” sau để điều hoà các kinh khí ở các lạc mạch trên mặt như: Trục phong, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, khứ ứ, ôn thông kinh lạc.

– Phương huyệt và kỹ thuật châm: Tả pháp bên liệt, nếu do phong hàn có thể ôn châm .

Triệu chứng Huyệt vị, tính chất, tác dụng Kỹ thuật
Mắt không nhắm được.

Mất nếp nhăn trán

1. Toản trúc → Tình minh Vùng huyệt ít cơ, tránh vê kim gây chảy máu
2. Dương bạch → Ngư yêu

(D.Bạch là hội huyệt của kinh Đởm, Vỵ, Đại trường và mạch Dương duy)

Kim đi dưới da, một ngón tay đỡ bờ dưới cung lông mày tránh vào nhãn cầu
3. Thái dương → Đồng tử liêu (là hội huyệt của kinh Đởm, Tam tiêu và Tiểu trường)
4. Nhĩ môn → Thính cung Chú ý tránh động mạch thái dương nông
Miệng méo, nhân trung lệch, mất rãnh mũi má 5. Địa thương → Giáp xa (Địa thương là hội huyệt của kinh Đại trường, Mạch Nhâm, Dương duy) Kim đi nghiêng dưới da hướng vào vùng mặt liệt
6. Quyền liêu → Nghinh hương (Hội huyêt của kinh Vỵ, Đại trường)
7. Thừa tương (Hội huyệt của Mạch nhâm, Đốc, kinh Vỵ, Đai trường)
Tổng huyệt vùng đầu, mặt 8. Hợp cốc (là huyệt nguyên của kinh Đại trường ) bên đối diện
Huyệt kinh nghiệm, đặc biệt Ế phong là hội huyệt của kinh Đởm và Tam tiêu Dùng kim dài 5 cm, bảo bệnh nhân hà miệng, ấn ngón tay tìm huyệt, tránh hạch góc hàm. Kim đi dưới xương hàm hướng vao huyệt Quyền liêu.

– Liệu trình: Điều trị 30 phút/ lần x 1 lần/ ngày, 10 đến 15 lần / đợt điều trị.

– Điều tri kết hợp: Thuỷ châm các Vitamin nhóm B gồm:  VTM B1 100 mg/ngày. VTM B6 100 mg/ngày. VTM B12 1000 mg/ngày. Vào các huyệt ở kinh dương ở vùng cơ lớn và dày (tương tự như tiêm bắp)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyn trong binh
Nguyn trong binh
8 năm trước

Toi bi liet mat meo mieng.
Da chua tri tai vien y hoc co truyen Ha nam
Do điều kiện lên Hà Nội làm việc muốn chữa trị tại nhà ở gần bến xe yên nghĩa
Xin bác sỹ cho bảng giá dịch vụ tai nhà

Nguyn trong binh
Nguyn trong binh
8 năm trước
Trả lời  Bs.Hào

Cảm ơn bác sỹ.
Bệnh của tôi đã điều trị đc gần 2 tuần.
Liệu bao lâu thì khỏi ,và có bị di chứng ko