Điều trị tai biến mạch máu não bằng YHCT

ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG YHCT

 I.ĐẠI CƯƠNG

1.Quan điểm của YHHĐ

– Định nghĩa: TBMMN hay đột quỵ (stroke) là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu.

– Hình thành đột quỵ từ một trong hai thể bệnh lý mạch máu não; thiếu máu não cục bộ hoặc xuất huyết. Thiếu máu não cục bộ là nguyên nhân thường gặp nhất ở đột quỵ do tắc mạch máu tại chỗ hoặc do lấp mạch từ nơi khác đưa đến.

– Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ cấp tính là những bệnh cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải chẩn đoán ngay do có thể điều trị hiệu quả khi sử dụng sớm các thuốc. Giai đoạn phục hồi và di chứng cần được phối hợp điều trị nguyên nhân, víi phục hồi chức năng.

2.Quan điểm của YHCT

– TBMMN được YHCT gọi là Trúng phong, bệnh thường gặp ở trung niên  đang có xu hướng gia tăng. Bệnh phát sinh trên cơ sở khí huyết nội hư nhân khi  nội thương kÐm mà phát sinh thành bệnh. Bệnh khởi phát cấp tính và biến ho¸  mau lẹ.

– Bệnh được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính: trong vòng 4 tuần kể từ khi phát bệnh. Giai đoạn phục hồi từ tuần thứ 5 đến nửa năm. Giai đoạn di chứng: sau nửa năm kể từ khi phát bệnh.

II.CHỈ ĐỊNH

Trúng phong kinh lạc hoặc Trúng phong tạng phủ giai đoạn phục hồi và di chứng. Đối với YHH§ bệnh nhân đột quỵ ở giai đoạn bán cấp khi toàn trạng đã tương đối ổn định, tinh thần tỉnh táo.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trúng phong tạng phủ giai đoạn cấp bệnh nhân còn trong tình trạng hôn mê phải điều trị bằng YHHĐ.

IV.CHUẨN BỊ

1.Cán bộ y tế: Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền

Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên về YHCT, nhân viên phục vụ.

2.Người bệnh: Được thăm khám kỹ về YHHĐ và YHCT

3 .Phương tiện: Thuốc YHCT, máy điện châm, kim châm cứu và một số y dụng cụ khác phục vụ cho châm cứu. Một số thuốc YHHĐ cần thiết( thuốc hạ áp huyết, chống đái th¸o đường…). Cơ sở cho bệnh nhân điều trị nội trú.

4.Hồ sơ bệnh án theo mẫu của Bộ y tế.

V.QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ BỆNH THEO YHCT

Cần phân biệt trúng phong kinh lạc, tróng phong tạng phủ (chứng bế, chứng thoát) để lựa chọn các phép điều trị thích hợp. Trong giai đoạn phục hồi và di chứng, phần nhiều bệnh nhân là hư thực hiệp tạp, Trị liệu nên n©ng cao chính khÝ, trõ tµ khÝ.

1.Điều trị bằng thuốc

a.Khí hư huyết trệ, mạch lạc ứ trở:

– Triệu chứng: bán thân bất toại, chi mềm vô lực, sắc mặt vàng nhợt, hay tê tay chân, lưỡi nhợt tía hoặc có ban ứ huyết, rêu trắng, mạch tế sáp hoặc hư nhược.

– Pháp điều trị: Ých khí, hoạt huyết thông lạc.

– Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang

Quy vĩ 12g Địa long 12g
Xuyên khung 12g Xích thược 12g
Sinh hoàng kỳ 60g Hång hoa 9g
Đào nhân 9g Th¹ch xương bồ 9g

Sắc uống mỗi ngày một thang

– Gia giảm: Trừ đàm gia Bán hạ, Xương Bồ, Viễn chí.

b.Âm hư dương cang, mạch lạc ứ trở:

– Triệu chứng: Bán thân bất toại, liệt cứng co rút, nói khó, nhân khẩu oa tà, đau đầu chóng mặt, tai ù, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyết sác hữu lực.

– Pháp điều trị: Tư âm tiềm dương, hoạt huyết thông lạc

– Bài thuèc: Hổ tiềm hoàn gia giảm:

Thục địa 18g Th¹ch hộc 9g
Quy bản 13g Ngưu tất 12g
Hoàng bá 9g Đương quy 12g
Tri mẫu 12g Sinh mẫu lệ 12g
Bạch thược 12g Đào nhân 9g
Tỏa dương 12g Hồng hoa 9g
Trần bì 12g    

Sắc uống ngày một thang.

c.Phong đàm trở khiếu, lạc mạch ứ trở

  • Triệu chứng: Lưỡi cứng, nói khó, chi thể tê bì, nhãn khẩu oa tà, lưỡi nhợt tối, rêu nhờn, mạch huyền hoạt
  • Pháp điều trị: Tức phong hóa đàm, hoạt huyết thông lạc.
  • Bài thuốc: Giải ngữ đơn gia giảm
Bạch phụ tử 9g Cam thảo 6g
Thạch xương bồ 9g Đan sâm 15g
Viễn chí 6g Đương quy 12g
Thiên ma 12g Xích thược 9g
Toàn yết 6g Địa long 10g

Sắc uống ngày 1 thang

2.Liệu pháp châm cứu

Châm cứu liệu pháp bao gồm cả 2 bộ phận: châm và cứu. Đối với trúng phong đều có hiệu quả rõ rệt. Giai đoạn nào của bệnh cũng có thể sử dụng châm cứu.

a.Hào châm

Nhãn khẩu oa tà (liệt mặt trung ương)

  • Trị pháp: Ých tủy sung não, sơ điều kinh cân
  • Huyệt: Phong trì, Thái dương, Hạ quan, Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc bên lành.
  • Thao tác: Phong trì châm bổ, các huyệt châm tả, Thái Dương xuyên Giáp xa.

Thất ngôn

  • Trị pháp: điều thần khai khiếu
  • Huyệt: Thượng tinh, Bách hội, Phong trì, ấn đường, Kim tân, Ngọc dịch, Thiên trụ, Liêm tuyền, Thông lý
  • Thao tác: Thượng tinh xuyên Bách hội, chích huyết bằng kim tam lăng huyÖt Kim tân và Ngọc dịch, châm tả Liêm tuyền và Thống lý.

Liệt chi trên:

  • Trị pháp: Sơ thông kinh lạc
  • Huyệt: Phong trì, Cực tuyền, Xích trạch, Hợp cốc, Bát tà, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan.
  • Thao tác: Hợp cốc châm hướng tới ngón tay cái; Bát tà, Ngoại quan, Kiên Ngung, Khúc trì châm tả.

Liệt chi dưới:

  • Trị pháp: Sơ kinh thông lạc, bồi nguyên bổ thận.
  • Huyệt: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Ủy trung, Tam âm giao, Côn lôn.
  • Thao tác: Tam âm giao châm bổ, các huyệt khác châm tả

Đau khớp vai:

  • Trị pháp: Sơ cân thông tý
  • Huyệt: Kiên ngung, Nhân trung, Kiên trinh, Kiên trung du, Kiên ngoại du, Điền khẩu, a thị huyệt.
  • Thao tác: Các huyệt đều châm tả.

Si ngốc (sa sút trí tuệ)

  • Trị pháp: Hòa đàm tuyên khiếu, kiện não sinh tủy
  • Huyệt: Bách hội, Thái dương, ấn đường, Hợp cốc, Tâm du, Thận du, Thần môn, Túc tam lý, Nội quan.
  • Thao tác: các huyệt đều châm bổ.

Điên chứng (rối loạn tâm thần)

  • Trị pháp: Lý khí giải uất, địch đàm khai khiếu.
  • Huyệt: Thần môn, Phong long, Bách hội, Tâm du, Hành gian, Tam âm giao, Túc tam lý.
  • Thao tác: Phong long, Hành gian châm tả; các huyệt khác châm bổ.

b.Các biện pháp châm cứu khác:

  1. Điện châm: thường dùng các huyệt như Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Thái xung. Về đường kinh nên lấy thủ túc dương mình làm kinh chủ. Mỗi lần chọn 2-3 cặp huyệt, châm đắc khí rồi cho thông điện. Tùy theo bệnh trạng hư thực mà điều chỉnh tần số, cường độ và thời gian kích thích cho phù hợp.
  2. Thủy châm: Thường dùng các huyệt như Giáp tích tương ứng với chi liệt , Kiên ngung, Thủ tam lý, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê. Thuốc thủy châm là sinh tố nhóm B, ATP.
  3. Đầu châm: lựa chọn vị trí châm ở da đầu tương ứng với vùng vận động, vùng cảm giác, vùng ngôn ngữ.. trên vỏ não bên đối diện với chi liệt. Ví dụ chân phải liệt châm 1/5 trên vùng vận động bên trái, tay trái rối loạn cảm giác châm 2/5 giữa vùng cảm giác bên phải…
  4. Nhĩ châm: Chọn các huyệt trên loa tai như tuyến thượng thận, tâm, can, não, dưới vỏ, thần môn, hư chứng thì già kim, thực chứng thì dùng kích thích mạnh như xung điện không xuyên qua da, điện châm, thủy châm, chích huyết…
  5. Cấy chỉ: Thường chọn các huyệt như Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Thừa sơn, Tam âm giao… Mỗi lần cấy 1-3 huyệt bằng chỉ Catgut. Chủ yếu chỉ định trong giai đoạn di chứng.

3.Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện

Có công dụng thúc đẩy khí huyết vận hành, điều hòa kinh mạch và công năng các tạng phủ rất có lợi cho sự phục hồi chức năng của chi có thể bị liệt.

Bộ vị cần xoa bóp là vùng đầu mặt lưng và c¸c chi, trọng tâm là bên liệt. Các huyệt nên chú ý day khi xoa bóp là Phong trì, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thủ tam lý (chi trên), Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Phong thị, ñy trung, Thừa sơn, Côn lôn, Giải khê (chi dưới), Thái dương, Toản trúc, Õ phong, Giáp xa, Địa thương ( mặt).

Tiến hành cho bệnh nhân tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

VI.Dự phòng

Vận động và tập luyện khí công dưỡng sinh

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao lực quá độ.

Chú ý phòng tránh những yếu tố bất lợi của thời tiết khí hậu

+ Khi đã phát hiện các tiền triệu trúng phong thì phải kịp thời và tích cực để tránh phát triển thành trúng phong thực thụ.

VII.Phương pháp kết hợp YHCT và YHHĐ

1.Giai đoạn cấp tính

Ngoài việc thực hiện các biện pháp chung của tây y như bất động, đảm bảo hô hấp, khống chế huyết áp, chống phù não, bồi phụ nước điện giải, chống tắc mạch (NMN), chống chảy máu (XHN), cải thiện tuần hoàn… có thể phối hợp thêm thuốc YHCT: thuốc sắc, thuốc hoàn (An cung ngưu hoàng hoàn)…

2.Giai đoạn phục hồi:

Ngoài biện pháp của tây y như cải thiện tuần hoàn não, phục hồi chức năng thần kinh, lý liệu pháp… nên kết hợp châm cứu. xoa bóp, tập dưỡng sinh và dùng thuốc đông y tùy điều kiện cụ thể.

3.Giai đoạn di chứng: Các biện pháp đông y thích hợp hơn.

VIII. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
  1. Tốt: Các chức năng phục hồi hoàn toàn cơ thể trở lại bình thường.
  2. Khá: Các chức năng phục hồi di chứng ít về vận động, bệnh nhân tự làm sinh hoạt cá nhân và có thể tham gia công việc.
  3. Trung bình: Các chức năng phục hồi một phần còn ít di chứng về vận động thần kinh, bệnh nhân tự làm sinh hoạt cá nhân hoặc cần được hỗ trợ ít.
  4. Kém: Điều trị không có kết quả hoặc bệnh nhân tử vong hoặc để lại nhiều di chứng không tự làm được sinh hoạt cá nhân và phải có người khác hỗ trợ.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận