ĐỊNHNGHĨA:
Là gãy của thân 2 xương cẳng tay.
CHẨNĐOÁN:
Công việc chẩn đoán:
- Hỏi bệnh:
Cơ chế chấn thương: Té chống bàn tay, hay té chống khuỷu? Lực tác động trực tiếp vào cẳng tay?
Thời điểm chấn thương.
- Khám lâm sàng:
Tay lành đỡ tay gãy. Gãy hỡ hay gãy kín?
Sưng, đau, có dấu lạo xạo xương. Dấu nhát rìu ở cẳng tay.
Mất sấp ngữa cẳng tay.
Khám cảm giác và vận động tay bên gãy.
- Cận lâm sàng:
Xquang: cẳng tay thẳng, nghiêng. Xét nghiệm tiền phẫu.
Chẩn đoán:
- Xác định: dấu hiệu lâm sàng của gãy xương + hình ảnh
- Phân loại:
Gãy kín hay hỡ?
Theo vị trí của đường gãy: gãy 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới.
Theo tính chất đường gãy: gãy cành tươi, gãy tạo hình, gãy kiểu ‘nén’. Gãy cũ hay gãy bệnh lý.
ĐIỀU TRỊ:
1. Mục tiêu:
Lành xương vững chắc.
Giữ được sấp ngữa cẳng tay.
Giới hạn di lệch chấp nhận:
Tuổi | Gậpgóc | Di lệch xoay | Di lệch sang bên |
< 9 tuổi | 150 | không | ½ thân xương |
9 tuổi | 100 | không | ½ thân xương |
2. Điều trị bảo tồn: nắn xương bó bột
Chỉđịnh:
Gãy kín, gãy hở độ 1.
Gãy cành tươi, gãy tạo hình, gãy kiểu ‘nén’.
3. Phẫu thuật:
Điều trị bảo tồn thất bại (sau 2 lần nắn). Gãy hở độ 2 trở lên.
Cal lệch làm hạn chế sấp ngữa cẳng tay.
Có tổn thương kèm của mạch máu & thần kinh. Gãy phức tạp.
Gãy tái phát sau 1 thời gian ngắn.
4. Hỗ trợ:
Giảm đau: Paracetamol.
An thần: Diazepam (uống) trong 2 ngày đầu. Trường hợp phẫu thuật: dùng kháng sinh.
Trường hợp gãy hở: dùng kháng sinh chích Cephalosporine thế hệ thứ III trong 5 -7 ngày.
THEO DÕI:
Bỏ băng bột sau 4 – 6 tuần. Rút đinh sau 6 – 8 tuần.
Tập VLTL:
- Ngay sau điều tri: Tập để giữ tầm vận động các khớp còn lại.
- Sau bỏ băng, bột: Tập để lấy tầm vận động các khớp dưới băng, bột.
- Ngay sau mổ: Tập để giữ tầm vận động các khớp.
Lượng giá tầm vận động khớp khuỷu, sấp ngữa cẳng tay sau điều trị.