Gây tê tủy sống là tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện, thuốc tác động lên rễ thần kinh gây mất cảm giác và liệt vận động.
I- CHỈ ĐỊNH:
- Phẫu thuật chi dưới
- Phẫu thuật hớp háng
- Phẫu thuật tiết niệu
- Phẫu thuật vùng đáy chậu
- Phẫu thuật bụng dưới
II- CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
A/ Tuyệt đối:
- Người bệnh không đồng ý.
- Nhiễm khuẩn da vùng định chọc kim, lao cột sống.
- Giảm khối lượng tuần hoàn, sốc.
- Giảm huyết áp dưới 90mmHg.
- Mạch chậm dưới 50 lần/phút.
- Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu.
- Tăng áp lực nội sọ.
- Không có phương tiện không khí nhân tạo.
- Dị ứng thuốc tê.
B/ Tương đối:
- Đau lưng.
- Nhức đầu.
- Thiếu máu.
- Suy dinh dưỡng.
- Hẹp van hai lá.
- Hẹp van động mạch chủ.
- Tăng huyết áp điều trị chưa ổn định.
III- CHUẨN BỊ:
- Cán bộ chuyên khoa: bác sỹ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.
- Phương tiện:
+ Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
+ Phương tiện cấp cứu và hồi sức: tuần hoàn, hô hấp.
+ Kim chọc dò tủy sống số: 25 G, 27 G, 29 G, bơm tiêm, kim tiêm
+Thuốc: thuốc tê bupivacan spinal, fentanyl, thuốc co mạch (ephedrin), thuốc chống sốc.
- Người bệnh:
+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.
+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…
+ Người bệnh đồng ý.
+ Thăm khám người bệnh và tình trạng cột sống.
IV- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Tư thế người bệnh: ngồi trên bàn phẫu thuật để hai chân trên ghế hoặc nằm nghiêng cong lưng tôm.
- Sát khuẩn vùng chọc kim, trải vải lổ vô khuẩn.
- Xác định đốt sống định chọc kim: từ liên đốt L3-L4 trở xuống.
- Chọc dò tủy sống.
- Xác định kim đã vào khoang dưới nhện tủy sống: có nước não tủy chảy ra khi rút nòng thông.
- Liều lượng thuốc: bupivacain 0,5% 8 -10mg ± fentanyl 20 – 40 mcg
- Lắp bơm tiêm có chứa thuốc vào, hút nhẹ bơm tiêm trước khi tiêm.
- Bơm thuốc từ từ, không đẩy kim vào hay rút ra khi tiêm thuốc.
- Rút kim tiêm ra sau khi đã bơm xong thuốc.
- Sát khuẩn lại và băng lại chỗ chọc
- Đặt tư thế người bệnh thuận tiện cho phẫu thuật.
- Tiếp tục theo dõi mức độ tê và tình trạng người bệnh.
V- THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
- Tụt HA: truyền dịch, cho thuốc nâng HA (ephedrin).
- Mạch chậm: atropin (TM)
- Thở yếu, suy thở: cho thở oxy, hô hấp hỗ trợ.
- Co giật: do ngộ độc thuốc tê, xử trí chống co giật, hô hấp hổ trợ.
- Buồn nôn, nôn: thường cho tụt HA, xử trí nâng HA cho thở
- Rét run: đắp ấm, ủ ấm,
- Đau đầu: bù dịch đủ, dùng kim chọc dò cỡ nhỏ, giảm đau.
- Bí đái: chườm nóng, châm cứu, đặt ống thông.