Gãy xương có biến chứng thần kinh

Gãy xương có biến chứng thần kinh

I.ĐẠI CƯƠNG

Gãy xương có biến chứng thần kinh chiếm 10% tổng số. Khám thần kinh trong cấp cứu chủ yếu là khám cảm giác

II. Nhắc lại về giải phẫu thần kinh

1.Giải phẫu:

Quanh một sợi thần kinh có một vỏ mỏng, trong vỏ bao cóa chứa các sợi vận động, cảm giác và giao cảm. Bề dày vỏ bao là 1,3-100 micron. Vỏ bao không cho các chất ngấm vào thần kinh, không cho nhiễm trùng lan và thần kinh.cau-truc-cua-mot-neuron-dien-hinh-tieng-viet

Trong vỏ bao, mỗi sợi thần kinh có các bó thần kinh và các nhóm bó. Vỏ bó là tổ chức liên kết, trong đó có các trụ trục thần kinh, các tế bào Schwann của vỏ bó và chất myelin. Vỏ bó không cho thần kinh căng giãn và bảo vệ các trụ trục thần kinh.

Khi tổn thương thần kinh, ngoài liệt vận động, mất cảm giác, thần kinh giao cảm cũng bị tổn thương, gây rối loạn dinh dưỡng nặng.

2.Thương tổn mô bệnh học và sinh lý tái tạo dẫn truyền thần kinhopen-uri20141101-19315-7bbovg

Thoái hóa thần kinh sau khi bị đứt xảy ra ở đầu ngoại vi.

Tái tạo Thần kinh xuất hiện ở đầu trung tâm bắt đầu từ ngày thứ 4, dễ gây nên u thần kinh về sau, làm cho bệnh nhân rất đau.

Tốc độ mọc sợi trục 1-2 mm/ngày

III.Các kĩ thuật mổ cơ bản

1.Có bốn kỹ thuật cơ bản để khâu nối thần kinh bị đứt

-Khâu vỏ bao thần kinh

-Khâu bó thần kinh

-Khâu nhóm bó thần kinh

-Khâu bao-bó thần kinh

2.Ghép thần kinh:

Chỉ định ghép thần kinh khi bị khuyết thần kinh trên 4cm.

Nguồn cho thần kinh chính là thần kinh hiển. Thời gian ghép: sau khi bị tổn thương 6 tháng.

IV.Chẩn đoán thương tổn thần kinh sau gãy xương

1.Liệt đám rối thần kinh cánh tay:

Do lực mạnh đánh vào trên bờ vai, khi đầu hạ thấp, làm các rễ thần kinh bị bung, đứt rời tại gốc thần kinh, tại tủy sống, liệt hoàn toàn đám rồi thần kinh cánh tay.

Đây là thương tổn rất nặng, vì kết quả phục hồi kém. Trường hợp liệt một phần, có một vài kỹ thuật chuyển nguyên ủy của gân, có kết quả.

Ví dụ: Liệt không thể gấp khuỷu song cử động bàn tay còn ít nhiều, có thể chuyển nguyên ủy cơ sấp cẳng tay lên cao chừng 2cm, cho bám vào xương cánh tay, cơ sấp co thì khuỷu gấp được.

2.Liệt thần kinh quay

Gãy ngang thân xương cánh tay ở 1/3 giữa (có rãnh xoắn cho thần kinh quay), hay gãy chéo vát 1/3 dưới xương cánh tay, hay bị liệt thần kinh quay. Hơn 90 % trường hợp liệt là tự hồi phục sau 2-3 tháng, chủ yếu là điều trị bảo tồn. Sau 3 tháng, thần kinh quay không có dấu hiệu phục hồi thì mổ chuyển cơ cẳng tay, để duỗi cổ tay và ngón tay.

liet-than-kinh-quay

3.Hội chứng ống cổ tay

Là liệt thần kinh giữa từ từ do chít hẹp ống cổ tay.

Loại này gặp ở gãy Colles và là di chứng mạn tính

Mổ giải phóng chèn ép TK giữa bằng cách rạch dây chằng vòng cổ tay,

4.Hội chứng Volkmann

Do gãy trên lồi cầu xương cánh tay hoặc gãy hai xương cẩng tay. Thương tổn này rất hay gặp ở trẻ em và tỷ lệ tàn phế cao.  Đây là hậu quả của tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng vùng cẳng tay đặc biệt là các  cơ gấp và dây thần kinh giữa và trụ do bột chèn ép, nắn không tốt hoặc do quá gấp khuỷu gây biến dạng bàn tay đặc hiệu: gấp cổ tay, quá duỗi khớp bàn ngón và gấp các khớp liên đốt. Do các cơ gấp bị xơ hóa và co rút nên muốn duỗi các  ngón tay phải co cổ tay. Ngược lại  khi  duỗi cổ tay thì  gây  co các ngón tay.

Phát hiện sớm (sau 1-2 tuần đầu), gây mê, bó bột duỗi cổ tay và ngón tay từng giai đoạn, kết hợp với thuốc giảm đau, giảm phù nề thì kết quả tốt

Điều trị hội chứng Wolkmann muộn rất khó khăn, đòi hỏi chuyên khoa sâu về phẫu thuật chỉnh hình.  Đây là một biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay nên cần đề phòng bằng cách nắn thật tốt, bó  bột có rạch dọc,  tránh bó bột quá chặt,  tránh quá  gấp  khuỷu. Cảnh giác khi phát hiện: bàn  tay tím, đau cẳng  tay tăng lên, dị cảm  kiểu kim châm ở bàn tay, và mất vận động các ngón tay.

5.Liệt thần kinh hông to
Do trật khớp háng

Tỷ lệ bị liệt khoảng 0,5%, biểu hiện lâm sàng là mất vận động cổ-bàn chân, tê và mất cảm giác ở gan chân.

Thường là đụng giập và tự hồi phục. Sau 2 tháng, không có dấu hiệu nào của sự hồi phục, cần mổ thăm dò.

6.Liệt thần kinh hông khoeo ngoài:

Do gãy cổ xương mác, do chấn thương đầu trên cẳng chân.

Không hiếm gặp, bàn chân bước đi kiểu vạt tép (do bàn chân liệt bị đổ, xuống đi khỏi vấp phải đưa vòng bàn chân ra ngoài rồi mới bước lên trước)

Thương không hồi phục. Mổ chuyển gân cho bàn chân hết đổ.

7.Liệt tủy sống:

Gãy cột sống có khoảng 10% bị liệt tủy sống

Chỉ định mổ khi chấn thương cột sống không vững. Mổ giải phóng chèn ép tủy và cố định cột sống vững để phục vụ cho kế hoạch chăm sóc bệnh nhân lâu dài.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận