ĐỊNH KHU TỔN THƯƠNG DƯỚI VỎ VÀ THÂN NÃO
I.ĐẠI CƯƠNG
Thành phần các cấu trúc dưới vỏ
Các cấu trúc dưới vỏ gồm có:
– Đồi thị (thalamus opticus).
– Các hạch nền não (gồm nhân đuôi = nucleus caudatus và nhân đậu = nucleus lentiformis).
– Bao trong (capsual interna).
II.Chẩn đoán định khu các cấu trúc dưới vỏ
1.Đồi thị
1.1. Giải phẫu chức năng đồi thị
– Cách phân chia đồi thị:
+ Bản thân đồi thị (thalamus): có 4 nhân; trước, ngoaoì, trong, dưới và sau.
+ Dưới đồi (hypothalamus): gồm có nhiều nhân, phễu của nó
(infundibulum) và thể vú (corpora mamillaris).
+ Metathlamus: gồm thể gối ngoài (và thể gối trong corpora geniculata laterale et mediale).
+ Epithalamus: gồm tuyến tùng (glandula pinealis = corpus pinealis), mép sau (commissura posterior).
– Chức năng của đồi thị:
+ Trạm chuyển tiếp trên đường dẫn truyền cảm giác lên vỏ não: (cảm giác thân thể, thị giác, thính giác và các loại kích thích khác).
+ Mắt xích hướng tâm của hệ thống dưới vỏ đồi – viền – nhạt (thalamo – strio – pallidum) thực hiện các phản xạ tự động phức tạp.
+ Điều hòa các quá trình bên trong cơ thể và hoạt động của các cơ quan nội tạng nhờ có mối quan hệ vơí dưới đồi và vỏ não.
– Các cấu trúc chức năng
+ Về cảm giác:
Bó Reil giữa (lemniscus medialis): cảm giác nông và sâu.
Bó tam thoa (lemniscus trigeminalis): cảm giác mặt, họng, hầu, thanh quản và
các cơ quan nội tạng.
Dải thị giác.
Bó Reil bên (lemniscus lateralis): thính giác
+ Về vận động:
Các đường dẫn truyền tiểu não – nhân đỏ kết thúc ở đây.
Các đường liên hệ hệ thống vân – nhạt.
+ Về thực vật:
Các đường liên hệ giữa đồi thị và vùng dưới đồi.
1.2. Tổn thương đồi thị:
– Tổn thương hủy hoại:
Gây các triệu chứng ở bên đối diện với ổ tổn thương như sau:
+ Mất các loại cảm giác nửa người.
+ Bán manh ở thị trường đối diện với ổ tổn thương.
+ Mất phối hợp vận động nửa người do cảm giác.
– Tổn thương kích thích:
+ Gây đau đồi thị nửa người bên đối diện kiểu loạn cảm đau.
+ Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng tăng động, triệu chứng tiểu não.
2.Bao trong
2.1. Cấu trúc bao trong:
– Gồm có 3 phần: đùi trước, đùi sau và gối.
– Các đường dẫn truyền qua bao trong:
+ Đùi trước:
Bó trán – cầu.
Các bó vỏ – đồi: ở cả đùi trước và đùi sau bao trong.
+ Gối:
Bó vỏ – nhân (bó gối).
+ Đùi sau:
Bó vỏ – gai: bó tháp, nằm ở 2/3 trước của đùi sau (phần đằng trước cho tay và đằng sau cho chân).
Bó đồi – vỏ: đường cảm giác chung, nằm sau bó vỏ – gai .
Đường thị giác. cả hai đường nằm ở phần sau cùng của đùi
Đường thính giác. sau bao trong, sau đường cảm giác chung.
Bó chẩm – đỉnh – cầu.
2.2. Tổn thương bao trong
– Tổn thương hoàn toàn bao trong gây hội chứng 3 nửa (ở nửa người đối diện với ổ tổn thương):
+ Liệt nửa người.
+ mất cảm giác nửa người.
+ Bán manh nửa thị trường đối diện với ổ tổn thương.
– Tổn thương không hoàn toàn: tùy theo phần bao trong bị tổn thương mà có triệu chứng tương ứng.
3.Nhân xám trung ương
3.1. Các nhân xám trung ương dưới vỏ
– Cách phân chia theo cấu trúc giải phẫu:
+ Nhân đuôi (nucleus caudatus)
+ Nhân đậu (nucleus lentiformis): gồm có bèo sẫm (putamen) ở ngòai và 2 nhân cầu nhạt (globus pallidus) ở trong.
– Cách phân chia theo phát triển chủng loại và chức năng:
+ Hệ thống Striatum hay tân thể vân (neotriatum) gồm: nhân đuôi và nhân bèo sẫm.
+ Hệ thống Pallidum (nhân nhạt) hay cựu thể vân gồm: cầu nhạt, thể luys, liềm đen và nhân đỏ ở cuống não.
– Các đường liên hệ:
+ Các nhân dưới vỏ có chức năng ngọai tháp, thông qua các liên hệ vỏ – thị – vân – nhạt mà hệ ngọai tháp tham gia điều tiết các vận động chủ ý.
+ Tân và cựu vân có mối liên hệ chặt chẽ và cho các đường ly tâm vào liền đen, chất lưới, nhân đỏ, nhân Đacsơvít củ não sinh tư và các thể trám. Từ đó các sung thần kinh tới các khoanh đoạn vận động theo các đường sau:
* Bó đỏ – gai (bó Monako)
* Bó dọc sau (từ nhân Đacsơvít) tới nhân dây III, IV, VI rồi tới nhân dây tiền đình.
* Bó tiền đình – gai (đi từ nhân dây tiền đình)
* Bó mái – gai (tr. tectospinalis) từ củ não sinh tư.
* Bó lưới – gai: đây là đường dẫn truyền ly tâm ngoại tháp chủ yếu.
3.2. Tổn thương nhân xám trung ương
– Biểu hiện: rối loạn trương lực cơ (tăng hoặc giảm), rối loạn hoạt động vận động (tăng động hoặc thiểu động), các rối loạn trên có thể phôí hợp với nhau.
+ Giảm động trong tổn thương thùy trán, liềm đen, chất lưới.
+ Tăng động: thể vân, đồi thị, nhân đỏ, đường tiểu não đồi thị…
– Các bệnh cụ thể:
+ Hc. Parkinson: tổn thương liềm đen ở cuống não, với các triệu chứng tăng trương lực, thiểu động và run.
+ Múa vờn: do tổn thương nhân đuôi.
+ Múa giật: tổn thương bèo sẫm và sự tham gia của hệ thống nhân răng – nhân đỏ (gồm nhân răng tiểu não và nhân đỏ).
III. ĐỊNH KHU TỔN THƯƠNG THÂN NÃO
Thân não gồm cuống não, cầu não và hành não. Các tổn thương thân não một bên gây các hội chứng giao bên trên lâm sàng với đặc điểm:
– Bên ổ tổn thương: có tổn thương dây thần kinh sọ não kiểu ngoại vi.
– Bên đối diện: có rối loạn vận động, cảm giác nửa người.
1.Tổn thương cuống não một bên
1.1. Tổn thương phần chân cuống não gây hội chứng WEBER :
– Bên ổ tổn thương có: liệt dây III kiểu ngoại vi.
– Bên đối diện có: liệt nửa người kiểu trung ương.
1.2. Tổn thương phần giữa cuống não gây hội chứng BENEDIKT:
– Bên tổn thương có liệt dây III kiểu ngoại v i.
– Bên đối diện có: mất cảm giác và hội chứng ngoại tháp nửa người.
1.3. Tổn thương phía trên của cuống não gây hội chứng FOVIILE I (cuống não):
– Bên tổn thương có: bệnh nhân luôn quay mắt – đầu về bên tổn thương.
– Bên đối diện có:
+ Liệt dây VII kiểu trung ương.
+ Liệt nửa người
1.4. Tổn thương bó dọc sau của cuống não gây mất phối hợp vận động nhãn cầu, không liệt cơ vận nhãn.
1.5. Tổn thương nhân mái – củ não sinh tư gây liệt liếc dọc.
2.Tổn thương cầu não một bên
2.1. Tổn thương phía sau trên cầu não
– Bên tổn thương: liệt các cơ nhai, có hội chứng tiểu não.
– Bên đối diện: mất cảm giác đau và nhiệt độ.
2.2. Tổn thương phần trước của cầu não gây hội chứng MILLARD – GUBLER
– Bên tổn thương: liệt dây VII kiểu trung ương.
– Bên đối diện liệt nửa người kiểu trung ương.
2.3. Tổn thương phía trên của cầu não gây hội chứng FOVILLE II (Foville cầu não trên)
– Bên tổn thương: không có triệu chứng
– Bên đối diện:
+ Liệt dây VII trung ương.
+ Luôn quay mắt – đầu về bên đối diện (bên liệt).
+ Liệt nửa người kiểu trung ương.
2.4. Tổn thương phần trước dưới của cầu não gây hội chứng FOVILLE III (Foville cầu não dới).
– Bên tổn thương: Liệt dây VII kiểu ngoại vi.
– Bên đối diện:
+ Quay đầu – mắt về bên đối diện với tổn thương (bên liệt).
+ Liệt nửa người.
2.5. Tổn thương góc cầu tiểu não một bên.
– Bên tổn thương:
+ Liệt các dây thần kinh sọ: liệt dây VII ngoại vi, tổn thương dây V, VI, VIII.
+ Có hội chứng tiểu não.
– Bên đối diện: liệt và/ hoặc rối loạn cảm giác nửa người bên đối diện.
3.Tổn thương hành não một bên
3.1. Tổn thương phần bên của hành nãogây hội chứng SCHMIDT
– Bên tổn thương: tổn thương dây IX, dây X.
– Bên đối diện: liệt nửa người kiểu trung ương.
3.2. Tổn thương phần trước của hành não gây hội chứng JACKSON
– Bên tổn thương: liệt dây IX, X, XII.
– Bên đối diện: liệt nửa người kiểu trung ương.
3.3. Tổn thương phần sau bên hành não gây hội chứng WALLENBERG
– Bên tổn thương:
+ Tổn thương dây thần kinh sọ: V, IX, X.
+ Hội chứng Claud – Bernard – Horner
+ Hội chứng tiểu não.
– Bên đối diện: rối loạn cảm giác đau và nhiệt.
IV.TỔN THƯƠNG TIỂU NÃO
1.Tổn thương thùy giun tiểu não gây triệu chứng ở cả hai bên cơ thể:
– Rối loạn thăng bằng khi đi, đứng.
– Rung giật nhãn cầu (Nystagmus).
2.Tổn thương bán cầu tiểu não gây các triệu chứng cùng bên
– Mất phối hợp vận động.
– Mất điều chỉnh.
– Run khi vận động chủ ý, khi chạm đích.
– Giảm trương lực cơ.
– Rối loạn tiếng nói, chữ viết…
3.Các triệu chứng tổn thương tiểu não
– Dáng đi tiểu não (mất thăng bằng)
– Run
– Mất điều chỉnh động tác (quá tầm, quá hướng)
– Mất khả năng làm các động tác đối lập liên tục
– Triệu chứng mất đẩy trở lại
– Rối loạn tiếng nói
– Rối loạn chữ viết
– Giảm trương lực cơ…