QUY TRÌNH CẮT TRĨ BẰNG LASER CO2
I/ Đại cương:
Trĩ là bệnh thường gặp chiếm tới 40% dân số và đã có các phương pháp điều trị từ rất sớm theo y học cổ truyền cũng như y học hiện đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng laser trong y học nói chung và cụ thể là ứng dụng của laser trong phẫu thuật trĩ đã được áp dụng và đem lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh.
II/ Chỉ định:
+ Bệnh nhân trĩ độ III-IV.
+ Các bệnh nhân trĩ độ I-II đã được điều trị bằng các phương pháp khác không kết quả.
III/ Chống chỉ định:
+ Trĩ triệu chứng: xơ gan,…
+ Các trường hợp mắc bệnh phối hợp có chống chỉ định phẫu thuật.
IV/ Chuẩn bị:
1/ Nhân viên y tế:
– Phẫu thuật viên chính: 01 bác sỹ.
– Phẫu thuật viên phụ: 02.
– Dụng cụ viên: 01.
– Bác sỹ gây mê: 01.
– Phụ mê.
2/ Bệnh nhân:
– Được giải thích kỹ về phương pháp điều trị.
– Nhịn ăn uống trước phẫu thuật 8 tiếng.
– Ký giấy mổ, vệ sinh thân thể.
– Thụt tháo trước mổ 24 tiếng.
3/ Phương tiện:
– Máy Laser CO2 45W.
– Các dụng cụ phụ trợ.
– Dụng cụ phẫu thuật chung.
4/ Vô cảm: Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể:
– Châm tê.
– Tê tại chỗ.
– Tê khoang cùng.
– Tê tuỷ sống.
– Mê tĩnh mạch.
– Nội khí quản.
5/ Hồ sơ bệnh án: Đầy đủ các mục theo quy định. Thuốc sau mổ: kháng sinh, thuốc y học cổ truyền, châm tê giảm đau.
V/ Kỹ thuật mổ:
– Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, hai đùi gấp dạng.
– Nong hậu môn.
– Bộc lộ các búi trĩ.
– Giải phóng các búi trĩ bằng laser CO2. Tuỳ theo mục đích cầm máu bằng hiệu ứng quang đông hoặc cắt tổ chức, phẫu thuật viên điều chỉnh tiêu cự thích hợp.
– Khâu gốc búi trĩ, cắt bằng laser CO2.
VI/ Tai biến và cách xử trí:
1/ Về laser CO2:
– Kiểm tra các đầu nối.
– Hệ thống điều khiển.
2/ Về bệnh nhân:
2.1. Trong mổ:
– Các trường hợp laser CO2 không cầm máu được, có thể khâu cầm máu hoặc cầm máu bằng dao điện.
2.2. Sau mổ:
+ Sớm:
– Bí đái: điện châm, thông đái.
– Chảy máu: mổ cầm máu.
+ Muộn:
– Chảy máu: mổ cầm máu.
– Mảnh da thừa: cắt lại.
– Hẹp hậu môn: Phẫu thuật tạo hình cơ thắt.