Huyệt Bách Lao

HUYỆT: Bách Lao

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt có tác dụng trị các (bách) chứng lao, vì vậy gọi là Bách Lao.

XUẤT XỨ

Châm cứu Học Thượng Hải.

VỊ TRÍ

Khe đốt sống cổ 7 và đốt sống lưng 1 (C7 – D1, tức là huyệt Đại Chùy) đo lên 2 thốn rồi đo ngang mỗi bên 1 thốn.

ĐẶC TÍNH

Kỳ Huyệt.

CHỦ TRỊ

Trị cổ vẹo, gáy cứng đau, lao hạch cổ, lao phổi, thần kinh suy nhược.



PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối bổ Hợp Cốc (Đtr 4) + tả Nội Đình (Vi 44) + tả Phục Lưu (Th 7) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm cứu Đại Thành).

2.Phối Hậu Khê (Ttr 3) + Khúc Trì (Đtr 4) trị lạnh run nhiều mà nóng sốt ít (Châm cứu Đại Thành).

3.Phối Dũng Tuyền (Th 1) + Khúc Trì (Đtr 11) + Tuyệt Cốt (Đ 39 trị phát cuồng (Châm cứu Đại Thành).

4.Phối Chí Dương (Đc 9) + Công Tôn (Ty 4) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Uyển Cốt (Ttr 4) trị hoàng đản, tay chân đều sưng, mồ hôi vàng cả áo (Châm cứu Đại Thành).

5.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Phong Phủ (Đc 16) + Thượng Tinh (Đc 21) trị chảy máu cam không cầm (Châm cứu Đại Thành).

6.Phối Liệt Khuyết (P 7) + Phế Du (Bq 13) + Trung Quản (Nh 12) trị ho đờm mầu đỏ (Thần Cứu Kinh Luân).

7.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Thập Tuyên + Túc Tam Lý (Vi 36) + Ủy Trung (Bq 40) trị cảm nắng, hoắc loạn (Thần Cứu Kinh Luân).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận