Huyệt Bể Quan: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc dương minh vị

Bể Quan

Tên Huyệt:

Khớp háng (bễ) khi chuyển động, tạo thành khe (quan). Huyệt ở tại thẳng trên khớp này, vì vậy gọi là Bễ Quan (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh khu.10).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 31 của kinh Vị.

Vị Trí huyệt:

Trong vùng phễu đùi (scarpa), nơi gặp nhau của đường kẻ ngang qua xương mu và đường thẳng qua gai chậu trước trên, nơi bờ trong cơ may và cơ căng cân đùi, trên lằn gối chân 13 thốn, ngang huyệt Hội Âm (Nh.1).

Giải Phẫu:

Dưới da là góc của cơ may và cơ căng cân đùi, cơ thẳng trước đùi, khe của cơ rộng giữa đùi và cơ đái-chậu, xương đùi.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi, nhánh của dây thần kinh mông trên, các ngành ngang của đám rối thắt lưng.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.

Chủ Trị:

Trị chi dưới liệt, nửa người liệt, cơ đái chậu viêm, đùi đau, háng đau, co duỗi chân khó khăn.

Phối Huyệt:

1. Phối Thừa Phò (Bàng quang.36) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị khớp đùi vế đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

2. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Thừa Phò (Bàng quang.36) + Túc Tam Lý (Vị 37) trị chi dưới bị tê, đi lại khó (Châm Cứu Học Giản Biên).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận