HUYỆT: Đại Cự
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt ở vùng bụng, chỗ cao(Cự) và to (Đại) nhất vì vậy gọi là Đại Cự (Trung Y Cương Mục).
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Rốn đo xuống 2 thốn (huyệt Thạch Môn (Nh.5), đo ngang ra 2 thốn.
ĐẶC TÍNH
Huyệt thứ 27 của kinh Vị.
TÁC DỤNG
Bổ Thận, ích khí, tráng dương.
CHỦ TRỊ
Trị bàng quang viêm, bụng đau, lỵ, di tinh, mộng tinh.
CHÂM CỨU
Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 10 – 20 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non, tử cung khi có thai 5 – 6 tháng, bàng quang khi bị bí tiểu tiện vừa.
• Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.
• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Địa Cơ (Ty 8) + Trung Khích [Trung Đô – C.6] trị sán khí (Giáp Ất Kinh).
2.Phối Âm Giao (Nh.7) + Khí Hải (Nh.6) trị sợ hãi không nằm được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3.Phối cứu Hạ Liêu [Bq 34] trị xuất tinh sớm, tiết tinh (Trung Quốc Châm cứu Học).
GHI CHÚ
• Có thai và bí tiểu: không châm.
THAM KHẢO
• “Đại Cự chủ trị hay sợ hãi” (Thiên Kim Dực Phương).