Huyệt Đại Lăng

HUYỆT: Đại Lăng

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì vậy gọi là ĐạiLăng (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Qủy Tâm, Tâm Chủ.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu, đó là huyệt.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 7 của kinh Tâm Bào.

• Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.

• Huyệt Tả của kinh Tâm Bào.

• Một trong Thập Tam Quỷ Huyệt (Quỷ Tâm) dùng để trị bệnh tâm thần.

TÁC DỤNG

Thanh Tâm, định thần, lương huyết.

CHỦ TRỊ

Trị cổ tay đau, khớp cổ tay viêm, hồi hộp, động kinh, mất ngủ.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Trị khớp xương cổ tay thì châm xiên. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, ở sâu là khe giữa gân cơ gấp dài ngón tay cái và cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, khe khớp cổ tay.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8.



PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Thiên Lịch (Đtr 6) trị họng tê, mồ hôi trộm (Thiên Kim Phương).

2.Phối Thiếu Phủ (Tm.8) trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Khích Môn (Tb 4) trị nôn ra máu (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Thượng Quản (Nh.13) trị tim đau (Tư Sinh Kinh).

5.Phối Dũng Tuyền (Th 1) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Nội Quan (Tb 6) + Thập Tuyên + Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm cứu Đại Thành).

6.Phối Xích Trạch (P 5) trị hụt hơi, hơi thở ngắn (Châm cứu Đại Thành).

7.Phối Đản Trung (Nh.17) + Trung Quản (Nh.12) trị ho nghịch lên, ợ hơi (Châm cứu Đại Thành).

8.Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu đỏ (Châm cứu Đại Thành).

9.Phối Nội Quan (Tb 6) + Khúc Trạch (Tb 3) trị vùng tim ngực đau nhức (Châm cứu Đại Thành).

10.Phối A Thị Huyệt + Du Phủ (Th 27) + Đản Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Tr.1) + Ủy Trung (Bq 40) trị nhũ ung [vú sưng] (Châm cứu Đại Thành).

10.Phối Bách Lao + Thủy Phân (Nh.9) + Ủy Trung (Bq 40) trị trúng nắng (Châm cứu Đại Thành).

12.Phối Chi Câu (Ttu 6) + Ngoại Quan (Ttu 5) trị bụng đau do bí kết (Ngọc Long Ca).

13.Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đản Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Tâm Du (Bq 15) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) + Vị Du (Bq 21) trị ngũ ế, ngũ cách (Y Học Cương Mục).

14.Phối Tam Âm Giao (Ty 6) + Trung Quản (Nh.12) trị bỉ khối đau tức (Thần Cứu Kinh Luân).

15.Phối Ngoại Quan (Tb 5) + Phế Du (Bq 13) + Thận Du (Bq 23) + Thượng Quản (Nh.13) + Tỳ Du (Bq 20) trị hư lao thổ huyết (Thần Cứu Kinh Luân).

16.Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Lao Cung (Tb 8) + Phong Môn (Bq 12) trị phong chẩn lở loét (Châm cứu Học Thượng Hải).

17.Phối Nội Quan (Tb 6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị mất ngủ, thấp tim (Châm cứu Học Thượng Hải).

18.Phối Ấn Đường + Bá Hội (Đc 20) + Thái Khê (Th 3) trị mất ngủ (Châm cứu Học Thượng Hải).

THAM KHẢO

• “Nếu khí loạn ở Tâm, (sinh ra tâm phiền, thích yên tĩnh), thủ huyệt Du của Tâm [Thần Môn) và Tâm Bào [Đại Lăng] (Linh Khu 34,16).

• “Quỷ Tâm tức là huyệt Đại Lăng” (Châm cứu Đại Toàn).

• “Tâm nhiệt, miệng hôi: châm Đại Lăng” (Thắng Ngọc Ca).

• “Bụng đau chịu không nổi: châm Đại Lăng + Ngoại Quan (Ttu 5) (Ngọc Long Ca).

• “Bệnh vùng tim và ngực: châm Đại Lăng… Miệng hôi: châm Đại Lăng” (Ngọc Long Ca)

• “Tâm bào lạc gây bệnh làm cho tay bị co rút, cánh tay không duỗi ra được, cánh tay đau như gẫy, ngực đầy, hông sườn đầy tức, nách sưng, tâm phiền, mặt đỏ, mắt vàng, hay cười, tâm thống, bàn tay rất nóng, các thầy thuốc nên để ý, châm huyệt Đại Lăng + Ngoại Quan” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).

• “Chứng Tâm khái, trong họng khó chịu như mắc nghẹn: chọn Đại Lăng” (Chứng Trị Chuẩn Thằng).

• “Sau nếp ngang cổ tay, gọi là huyệt Quỷ Tâm (Châm cứu Đồ Quyết), đời Nguyên chú là huyệt Đại Lăng” (Châm cứu Học Từ Điển).

• “Huyệt Đại Lăng và Nội Quan có tác dụng khác nhau tuy cả 2 huyệt đều là Du Huyệt của đường kinh Tâm Bào. 2 huyệt này được dùng khi Nguyên và Lạc huyệt bất đồng, công hiệu khác nhau” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

• “Huyệt Đại Lăng và Thần Môn có tác dụng khác nhau. Đại Lăng và Thần Môn là những huyệt thường dùng trong điều trị bệnh ở Tâm. Nếu Tâm thuộc thực chứng, đa số là do Tâm Bào Lạc thụ tà khí. Nếu Tâm thuộc hư chứng, đa số do tạng Tâm, do nội thương. Tâm bào lạc có Nguyên huyệt, huyệt con (tử) là Đại Lăng, thiên về trị Tâm hỏa ủng thịnh, tà tại Tâm bào, đờm hỏa công lên Tâm, hợp với Tâm kết ứ trệ gây ra bệnh. Thường dùng tả pháp. Tâm kinh có Nguyên huyệt, huyệt con (tử) là Thần Môn, không dùng trị những chứng giống Đại Lăng mà trị Tâm hư chứng, trị Tâm khí bất túc, Tâm huyết hư suy. Hư thì phải dùng phép bổ (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận