Huyệt Đản trung   : Vị trí, tác dụng điều trị | Mạch nhâm

Đản trung

Tên Huyệt:

Đản = chất trắng đục, ở đây ví như màng bảo vệ tim. Trung = giữa.

Huyệt ở giữa 2 vú, gần vùng tim, vì vậy, gọi là Đản Trung (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Chiên Trung, Đàn Trung, Hung Đường, Nguyên Kiến, Nguyên Nhi, Thượng Khí Hải.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Căn Kết’ (Linh Khu.5)

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 17 của mạch Nhâm.

+ Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Tỳ và Thận.

+ Huyệt Hội của Khí.

+ Huyệt Mộ của Tâm Bào.

Vị Trí:

Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà).

Giải Phẫu:

Dưới da là xương ức.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.

Tác Dụng:

Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đàm, thông ngực, lợi cách (mô).

Chủ Trị:

Trị ngực đau, hen suyễn, thở kém, nấc, sữa ít, màng ngực viêm, thần kinh liên sườn đau.

Phối Huyệt:

1. Phối Hoa Cái (Nh.20) trị hơi thở ngắn, thở khó, không muốn nói (Thiên Kim Phương).

2. Phối Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) trị ngực đau, tim tê (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Hoa Cái (Nh.20) + Thiên Đột (Nh.22) trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Đại Lăng (Tâm bào.5) + Trung Quản (Nh.12) trị ho, ợ hơi (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) + Đại Lăng (Tâm bào.5) + Phế Du (Bàng quang.23) trị phế ung (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Du Phủ + Phế Du + Thiên Đột + Túc Tam Lý trị ho, hen suyễn (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Kỳ Môn (C.14) + Lao Cung (Tâm bào.8) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).

9. Cứu Chiên Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + bổ Thiếu Trạch (Ttr.1) trị sữa thiếu (Châm Cứu Đại Thành).

10. Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Tr.1) trị sữa ít (Châm Cứu Đại Thành).

11. Phối Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Ủy Trung (Bàng quang.40) trị nhũ ung (Châm Cứu Đại Thành).

12. Phối Khí Hải (Nh.6) + Hạ Tam Lý (Vi.36) trị mai hạch khí (Châm Cứu Đại Thành).

13. Phối Công Tôn (Ty.3) + Phong Long (Vi.40) + Trung Khôi trị nôn ra đờm dãi (Châm Cứu Đại Toàn).

14. Phối Du Phủ (Th.27) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Phù Đột (Đại trường.18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song ((Ttr.16) trị bướu cổ [ngũ anh] (Loại Kinh Đồ Dực).

15. Phối Bách Hội (Đốc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Nhân Trung (Đốc.26) trị quyết nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).

16. Phối Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12) trị khí nghịch xông lên họng [khổ nghịch] (Y Học Cương Mục).

17. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bàng quang.13) + Xích Trạch (P.5) trị suyễn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

18. Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị tuyến vú viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Định Suyễn + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiên Đột (Nh.22) trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị sữa thiếu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị tuyến vú viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

Châm luồn kim dưới da, hướng lên huyệt Hoa Cái để trị suyễn, xiên ngang trị bệnh về vú, sâu 0, 3 – 1, 5 thốn. Cứu 5 – 20 phút.

Ghi Chú:

Xương ức rất mềm, nhất là trẻ nhỏ vì vậy khi châm không được để thẳng góc kim với mặt da vì có thể xuyên qua xương vào bên trong nội tạng. Châm vào xương sẽ gây cả m giác đau buốt.

Châm huyệt này nếu xẩy ra tai biến: lạnh chân tay, bất tỉnh, châm giải bằng cách châm huyệt Thiên Đột (Nh.22), vừa vê kim vừa dùng Thủ pháp ‘Đề Tháp’ (nâng lên, ấn xuống) 3 lần, mỗi lần vê kim chừng 9 lần. Chừng 10 giây thì rút kim.

Tham Khảo:

Hội Nghị Châm Cứu Thái Bình Dương 1982 đề nghị đổi gọi là Đàn Trung (vì huyệt ở giữa (trung) 2 vú (giống như cái bàn thờ = đàn).

Xem thêm: Các huyệt trên Mạch nhâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận