Huyệt Đầu Lâm Khấp

HUYỆT: Đầu Lâm Khấp

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở vùng đầu, phía trên mắt mà lại chữa trị bệnh ở mắt, vì vậy gọi là Đầu LâmKhấp (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Lâm Khấp.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Từ huyệt Dương Bạch (Đ 14) đo thẳng lên trong chân tóc 0,5 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 15 của kinh Đởm.

• Huyệt hội với kinh Thái Dương, Thủ Thiếu Dương và Dương Duy Mạch.

TÁC DỤNG

Thanh não, minh mục, thông tuyên tỵ khiếu.

CHỦ TRỊ

Trị đầu đau, răng đau.

CHÂM CỨU

Châm dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là chỗ cơ trán dính vào cân sọ, xương trán.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.

• Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.



PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Trung Chử (Ttu 3) trị hoa mắt (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Thông Thiên (Bq 7) trị mũi nghẹt (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Đầu Duy (Vi 8) trị bệnh chảy nước mắt (Bách Chứng Phú).

4.Phối cứu Can Du (Bq 18) trị mắt có màng trắng (Châm cứu Đại Thành).

5.Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Thân Mạch (Bq 62) trị chóng mặt (Châm cứu TậpThành).

6.Phối Nội Đình (Vi 44) trị bệnh ở bụng dưới (Ngọc Long Ca).

7.Phối Kim Môn (Bq 63) + Hợp Cốc (Đtr 4) trị điếc (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

8.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Phong Trì (Đ 20) trị mắt chảy nước khi ra gió (Châm cứu Học Thượng Hải).

9.Phối Bá Hội (Đc 20) + Nhân Trung (Đc 26) + Nội Quan (Tb 6) + Thập Tuyên trị trúng phong hôn mê (Châm cứu Học Giản Biên).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận