Huyệt Đồng Tử Liêu: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thiếu dương đởm

Đồng Tử Liêu

Tên Huyệt:

Huyệt nằm ở bên cạnh (liêu) con ngươi (đồng tử) vì vậy gọi là Đồng Tử Liêu.

Tên Khác:

Hậu Khúc, Ngư Vĩ , Thạch Khúc, Thái Dương, Tiền Quan.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 1 của kinh Đởm.

Nhận hai mạch phụ từ kinh chính Thủ Thiếu Dương và Thủ Thái Dương.

Vị Trí huyệt:

Cách góc ngoài mắt 0, 5 thốn, chỗ lõm sát ngoài đường khớp của mỏm ngoài ổ mắt.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ ngoài và các bó phụ của cơ vòng miệng, cơ thái dương, chỗ tiếp khớp của xương gò má, xương trán và xương thái dương.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng:

Khu phong, tiết nhiệt, chỉ thống, minh mục.

Chủ Trị:

Trị đầu đau, liệt mặt, các bệnh về mắt.

Phối Huyệt:

1. Phối Khâu Khư (Đ.40) trị mắt có mộng thịt (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Lâm Khấp (Đ.41) + Tình Minh (Bàng quang.1) trị mắt bị nội chướng (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị vú sưng (Loại Kinh Đồ Dực).

4. Phối Dưỡng Lão (Tiểu trường.6) + Tinh Minh (Bàng quang.1) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị quáng gà (Châm Cứu Học Giản Biên).

5. Phối Can Du (Bàng quang.18) + Dương Bạch (Đ.14) trị chảy nước mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Thái Xung (C.3) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị vú sưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thượng Minh trị mắt lé (lác) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8. Phối Dương Phụ (Đ.37)ï + Phong Trì (Đ.20) + Toản Trúc (Đại trường.2) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm xiên dưới da 0, 3 – 0, 5 thốn, hướng mũi kim tới huyệt Thái Dương. Ôn cứu 3 – 5 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương đởm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận