Huyệt Dương Bạch

HUYỆT: Dương Bạch

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Phần trên = Dương; Bạch = sáng. Huyệt có tác dụng làm cho sáng mắt, lại ở phần dương, vì vậy gọi là Dương Bạch (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt và phía trên lông mày cách 1 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 14 của kinh Đởm.

• Huyệt hội với kinh Dương Minh và Dương Duy Mạch.

TÁC DỤNG

Khu phong, tiết hỏa, tuyên khí, minh mục.

CHỦ TRỊ

Trị liệt mặt, đầu và vùng trán đau, bệnh về mắt (loạn thị, quáng gà, thần kinh vành mắt đau).

CHÂM CỨU

Châm xiên thấu Ngư Yêu hoặc Toàn Trúc, Ty Trúc Không. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ trán, xương trán.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt.

• Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Giải Khê (Vi 42) + Hợp Cốc (Đtr 4) trị đầu đau như búa bổ (Ngọc Long Ca).

2.Phối Địa Thương (Vi 4) + Khiên Chính + Tứ Bạch (Vi 2) trị liệt mặt (Châm cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Phục Lưu (Th.7) + Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt nhìn ảnh đôi (song thị) (Châm cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Khiếu Âm (Đ 11) + Não Hộ (Đc.17) + Ngọc Chẩm (Bq.9) trị nhãn cầu đau nhức (Châm cứu Học Thượng Hải).

5.Phối Đầu Duy (Vi 8) + Phong Trì (Đ 20) + Thái Dương trị mi mắt sụp xuống (Châm cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận