Huyệt Hàm Yến

HUYỆT: Hàm Yến

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• Hàm = gật đầu. Yến = duỗi ra. Huyệt ở vị trí khi khớp hàm dưới chuyển động thì cơ được duỗi ra, vì vậy gọi là Hàm Yến (Trung Y Cương Mục).

• Huyệt ở nơi cong trước bờ trên xương thái dương, giữa huyệt Huyền lư và đầu duy. Hàm có nghĩa là góc trán, Yến có nghĩa là hợp lại. Huyệt ở góc trán, nơi mà khi ngậm miệng lại sờ vào có cảm giác động đậy, vì thế gọi là Hàm Yến” (Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giảng).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Trong chân tóc vùng thái dương, nơi có di động khi há miệng nhai, huyệt Đầu Duy (Vi 8) đo xuống một thốn, tại 1/4 trên và 3/4 dưới của đoạn nối huyệt Đầu Duy và Khúc Tân (Đ 7).

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 4 của kinh Đởm.

• Huyệt Hội với kinh Thủ Thiếu Dương và Túc Dương Minh.

TÁC DỤNG

Sơ phong, thanh nhiệt, trấn kinh, chỉ thống.

CHỦ TRỊ

Trị nửa đầu đau, chóng mặt, tai ù, liệt mặt.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ tai trên, cơ thái dương, xương thái dương.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt, nhánh của dây thần kinh sọ não số V.

• Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

PHỐI HỢP HUYỆT

Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Huyền Lư (Đ 5) + Huyền Ly (Đ 6) trị đầu đau kinh niên (Châm Cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Châm xiên 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận