Huyệt Hoạt Nhục Môn: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc dương minh vị

Hoạt Nhục Môn

Tên Huyệt:

Hoạt = trơn tru, Nhục: cơ nhục, Môn: cửa. Dương minh chủ nhục. Huyệt chủ về bệnh của trường vị mà thông lợi cửa (môn) của trường vị, vì vậy gọi là Hoạt Nhục Môn (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Hoạt Nhục, Hoạt U Môn, Hượt Nhục Môn,

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 24 của kinh Vị.

Vị Trí huyệt:

Trên rốn 1 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Thuỷ Phân (Nh.9).

Giải Phẫu:

Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai đến ngày sinh.

Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.

Chủ Trị:

Trị dạ dầy đau, tâm thần rối loạn, chóng mặt, nôn mửa.

Phối Huyệt:

1. Phối Thiếu Hải (Tm.3) + Ôn Lưu (Đại trường.7) trị lưỡi cứng (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Phi Dương (Bàng quang.58) + Thái Ất (Vị 23) trị điên cuồng le lưỡi (Phổ Tế Phương).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ghi Chú: Có thai nhiều tháng không châm.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận