Huyệt Hợp Cốc

HUYỆT: Hợp Cốc

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc).

TÊN KHÁC

Hổ Khẩu.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

a.Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2. b. Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ – ngón cái. c. Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường.

• Huyệt Nguyên.

• Huyệt dùng châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).

• 1 trong Lục Tổng Huyệt trị bệnh vùng đầu mặt.

• Huyệt trở nên đau khi Đại Trường bị rối loạn (đau).

TÁC DỤNG

Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.

CHỦ TRỊ

Trị ngón tay đau, tê, bàn tay liệt, đầu đau, răng đau, cánh tay liệt, liệt mặt, amidal viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần [bướu cổ], làm co bóp tử cung.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ gian cốt mu tay, bờ trên cơ khép ngón tay cái, bờ trong gân cơ duỗi dài ngón tay cái.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh tay quay.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6–C7.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận