HUYỆT: Khí Xá
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Khí: hơi thở, hô hấp. Xá: nơi chứa. Huyệt ở gần họng là nơi khí lưu thông ra vào, vì vậy gọi là Khí Xá (Trung Y Cương Mục).
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Ở đáy cổ, ngay chỗ lõm sát bờ trên xương đòn, khe giữa bó ức và bó đòn cơ ức – đòn – chũm. Hoặc giao điểm từ huyệt Nhân Nghênh (Vi 9) kéo thẳng xuống và huyệt Thiên Đột (Nh 22) ngang ra 01 thốn.
ĐẶC TÍNH
Huyệt thứ 11 của kinh Vị.
TÁC DỤNG
Điều khí, hoạt huyết, thư cân, hoạt lạc, thanh lợi yết hầu.
CHỦ TRỊ
Trị họng đau, cổ gáy cứng, lao hạch cổ.
CHÂM CỨU
Châm thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là khe giữa bó ức và cơ bó đòn, cơ ức – đòn – chũm, vào sâu là cơ ức – đòn – móng và ức – giáp.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não XI và XII, nhánh của dây thần kinh cổ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Phách Hộ (Bq 42) + Y Hy (Bq 45) trị ho, khí nghịch lên (Giáp Ất Kinh).
2.Phối Nhu Hội (Ttu 13) + Thiên Phủ (P 3) trị bướu cổ, họng viêm (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Thiên Đỉnh (Đtr 17) + Thiên Đột (Nh 22) trị họng đau, khó nuốt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4.Phối Cách Du (Bq 17) + Khí Hộ (Vi 13) trị nấc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
GHI CHÚ
• Không châm sâu và kích thích mạnh vì dễ làm tổn thương bó mạch thần kinh cảnh.
THAM KHẢO
• “Anh lựu: Khí Xá chủ trị” (Giáp Ất Kinh).