Khí Xung
Tên Huyệt:
Khí = năng lượng cần thiết cho sự sống, ý chỉ kinh khí chảy vào các kinh. Xung = đẩy mạnh lên hoặc xuống. Huyệt ở vùng háng, nơi kinh khí của kinh Vị và mạch Xung đi lên, vì vậy, gọi là Khí Xung (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Dương Hy, Dương Thỉ, Khí Nhai, Khí Vệ.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 39 của kinh Vị.
Huyệt quan trọng của Mạch Xung.
Huyệt Tả n khí lên trên.
Vị Trí huyệt:
Rốn xuống 5 thốn (huyệt Khúc Cốt -Nh.2) đo ra ngang 2 thốn.
Giải Phẫu:Dưới da là cân cơ chéo to, bờ ngoài cơ thẳng to, cân cơ chéo bé của bụng và cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc; Trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 2-3 tháng, bàng quang khi đầy.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
Tác Dụng:
Thư tôn cân, tán nghịch khí, điều Bàng quang.
Chủ Trị:
Trị vùng thận đau dữ dội, các bệnh về bộ phận sinh dục, đau do thoát vị.
Phối Huyệt:
1. Phối Hạ Liêm (Đại trường.8) + Thượng Cự Hư (Vị 37) + Tam Lý (Vị 36) để Tả nhiệt trong Vị (Tố Vấn 61, 40).
2. Phối Bàng Quang Du (Bàng quang.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bàng quang.34) + Thượng Liêu (Bàng quang.31) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3. Phối Chương Môn (C.13) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tứ Mãn (Th.14) trị tiểu buốt (Thiên Kim Phương).
4. Phối Chương Môn (C.13) trị không nằm được (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) trị thoát vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Quan Nguyên (Nh.4) thấu Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị đường tiểu viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cách châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 – 1 thốn hoặc hướng mũi kim về phía bộ phận sinh dục, Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo:
“Khi tà khí lưu lại ở mạch Phục Xung, nếu đè tay lên vùng bụng, cảm thấy như có động dưới tay, khi nhấc tay lên sẽ có luồng nhiệt khí đi xuống 2 bên đùi giống như luồng nước sôi nóng (Linh khu.61, 31).
Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị