HUYỆT: Khúc Trạch
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống cái ao = trạch) ở nếp khuỷu cổ tay khi cong tay (khúc), vì vậy gọi là Khúc Trạch.
XUẤT XỨ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
VỊ TRÍ
Trên nếp gấp khớp khuỷu tay, chỗ lõm phía trong khuỷu tay, bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 3 của kinh Tâm Bào.
• Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.
TÁC DỤNG
Thông Tâm khí, sơ giáng nghịch khí ở thượng tiêu, thư cân.
CHỦ TRỊ
Trị sốt, hồi hộp, dạ dày đau, thấp tim.
CHÂM CỨU
• Châm thẳng sâu 0,5 – 0,8 thốn.
• Trường hợp trị sốt cao do trường vị viêm cấp, do trúng nắng, có thể dùng kim Tam Lăng châm nặn ra ít máu ở huyệt này.
• Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay, co cánh tay trước, bờ trên cơ sấp tròn, khe khớp khủy.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da và dây thần kinh giữa. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc D6.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Đại Lăng (Tb 7) + Khúc Trì (Đtr 11) trị tim đau (Thiên Kim Phương).
2.Phối Chương Môn (C 13) trị miệng khô (Thiên Kim Phương).
3.Phối Cách Du (Bq 17) + Đốc Du (Bq 16) trị tim đau (Tư Sinh Kinh).
4.Phối Can Du (Bq 18) + Thái Xung (C 3) + Thần Môn (Tm 9) trị tay yếu (Châm Cứu Đại Thành).
5.Phối Can Du (Bq 18) + Thái Xung (C 3) trị cánh tay co rút (Châm Cứu Tập Thành).
6. Phối Dương Trì (Ttu 4) + Đại Lăng (Tb 5) trị tiêu ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối ủy Trung (Bq 40) [xuất huyết] trị Trường Vị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Gian Sử (Tb 5) + Nội Quan (Tb 6) + Thiếu Phủ (Tm 8) trị thấp tim (bệnh tim do phong thấp) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
THAM KHẢO
• “Khúc Trạch và Ủy Trung (Bq 40) đều có công hiệu trị huyết ứ nhưng có điểm khác nhau:
• Khúc Trạch thiên về thanh tâm, an thần, thanh nhiệt ở thượng tiêu, tán ứ huyết ở não, chi trên.
• Ủy Trung thiên về thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh nhiệt ở đầu não, tiêu tán ứ trệ ở vùng lưng và chi dưới” (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt).