Huyệt Lạc Khước: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Lạc Khước

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Lạc = sợi tơ, ý chỉ sự liên kết. ‘Khước’ chỉ sự bỏ đi mà không hoàn lại. Huyệt là nơi mạch khí theo đó nhập vào não mà không xuất ra, vì vậy gọi là Lạc Khước (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Cường Dương, Lạc Khích, Não Cái.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ngay sau huyệt Thông Thiên 1,5 thốn, cách tuyến giữa đầu 1,5 thốn.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 8 của kinh Bàng Quang.

TÁC DỤNG

Tán phong, thanh nhiệt, thanh đầu, minh mục.

CHỦ TRỊ

Trị vùng đỉnh đầu đau, phế quản viêm mạn, mũi viêm.

CHÂM CỨU

Châm luồn dưới da 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

PHỐI HỢP HUYỆT

Phối Thính Hội (Đ.2) + Thân Trụ (Đc.12) trị cuồng, chạy bậy (Thiên Kim Phương).

GHI CHÚ

• Nếu lỡ châm làm cho người bệnh đột ngột bị câm, không nói được, châm ngay huyệt Chí Âm (Bq.67) để giải. Châm sâu 0,1 thốn, vê kim chừng nửa giờ thì có thể nói lại được (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

THAM KHẢO

• Thiên Tạp Bệnh (Linh Khu 26) ghi: Lạc Khước là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị Thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí (các huyệt khác là Ngũ Xứ (Bq.5), Thừa Quang (Bq.6), Thông Thiên (Bq.7), Ngọc Chẩm – Bq.9).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận