HUYỆT: Lậu Cốc
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Vì huyệt có tác dụng thấm lợi tiểu tiện (lậu), trị thấp tý, lại nằm ở giữa chỗ lõm của xương, giống hình cái hang vì vậy gọi là Lậu Cốc (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Thái Âm Lạc, Túc Thái Âm Lạc.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá trong đo thẳng lên 6 thốn.
ĐẶC TÍNH
Huyệt thứ 7 của kinh Tỳ.
CHỦ TRỊ
Trị cẳng chân đau, chi dưới liệt, bụng trướng, ruột sôi.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là bờ sau – trong xương chầy, bờ trong cơ dép, cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng sau chân.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Hội Dương (Bq.35) trị đau do lạnh (Tư Sinh Kinh).
2.Phối Khúc Tuyền (C.8) trị huyết tích, trưng hà [bụng có hòn cục] (Tư Sinh Kinh).