Huyệt Ngoại Lăng: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Ngoại Lăng

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở phía mặt ngoài bụng, chỗ có hình dạng như cái gò, vì vậy gọi là Ngoại Lăng (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Dưới rốn 1 thốn (huyệt Âm Giao – Nh.7) ra ngang 2 thốn.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 26 của kinh Vị.

TÁC DỤNG

Tán hàn, chỉ thống, lý khí.

CHỦ TRỊ

Trị bụng đau, kinh nguyệt rối loạn.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 10 – 20 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 6–7 tháng, bàng quang khi bí tiểu.

• Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

PHỐI HỢP HUYỆT

Phối Thiên Xu (Vi 25) trị trong bụng đau (Tư Sinh Kinh).

GHI CHÚ

• Theo De La Fuye: tả huyệt này, nên thêm huyệt Thân Mạch (Bq 62).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận