Huyệt Nội Đình: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc dương minh vị

Nội Đình

Tên Huyệt:

Đoài theo Kinh Dịch có nghĩa là cửa (môn), miệng (khẩu), ví như cái đình. Huyệt ở phía trong (nội) so với huyệt Lệ Đoài, vì vậy gọi là Nội Đình (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2)

Đặc Tính:

Huyệt thứ 44 của kinh Vị.

Huyệt Vinh, thuộc hành Thuỷ.

Có tác dụng giảm nhiệt trong bệnh do thấp nhiệt.

Vị Trí huyệt:

Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa các gân duỗi ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân 2, khe giữa xương đốt 1 ngón chân 2 và 3.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác Dụng:

Thông giáng Vị khí, thanh Vị, tiết nhiệt, lý khí, trấn thống, hòa trường, hóa trệ.

Chủ Trị:

Trị dạ dày đau, đầu đau, răng đau, ruột viêm, amiđan viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) trị ống chân đau (Thiên Kim Phương).

2. Phối Lệ Đoài (Vị 45) + Thiên Xu (Vị 25) trị ăn không tiêu, không muốn ăn (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

3. Phối Chương Môn (C.13) trị quyết nghịch (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Công Tôn (Tỳ 4) + Lệ Đoài (Vị 45) trị sốt rét, lạnh, không muốn ăn (Tư Sinh Kinh).

5. Tả Nội Đình + bổ Bá Lao + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị mắt đau (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị bụng dưới căng đầy (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị bụng dưới đầy trướng (Ngọc Long Ca).

9. Phối Tam Lý (Vị 36) trị bụng đau (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).

10. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị mặt phù, ruột sôi (Thiên Tinh Bí Quyết).

11. Phối Công Tôn (Tỳ 4) + Túc tam Lý (Vị 36) trị Tỳ hư, bụng đầy trướng (Thần Cứu Kinh Luân).

12. Phối Giải Khê (Vị 41) + Hãm Cốc (Vị 43) + Lệ Đoài (Vị 45) + Xung Dương (Vị 42) trị nhọt mọc từ râu quanh miệng (Ngoại Khoa Lý Lệ).

13. Phối Túc Tam Lý (Vị 36) trị trung tiện bí (Châm Cứu Học Thượng Hải).

14. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị răng đau do phong hỏa, lợi răng sưng, amygdale viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

15. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị hành kinh bụng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng hoặc xiêm 0, 3 – 0, 5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút .

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận