HUYỆT: Ôn Lưu
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Ôn = dương khí, Lưu = lưu thông. Huyệt là nơi dương khí lưu thông, vì vậy gọi là ÔnLưu (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Nghịch Chú, Ôn Lựu, Sà Đầu.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Chỗ sưng trên xương quay khi bàn tay nắm chặt lại, nằm trên đường nối Dương Khê (Đtr 5) – Khúc Trì (Đtr 11), cách Dương Khê 5 thốn.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 7 của kinh Đại Trường.
• Huyệt Khích của kinh Đại Trường.
• Huyệt dùng để châm trong rối loạn về khí của kinh Đại Trường, gây ra do tuần hoàn bị ngưng trệ.
TÁC DỤNG
Thanh tiết biểu nhiệt, kiện Tỳ, lợi thấp.
CHỦ TRỊ
Trị cánh tay đau, vai đau, tuyến mang tai viêm, miệng viêm, lưỡi viêm.
CHÂM CỨU
Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là gân cơ quay 1, cơ quay 2, cơ dạng dài ngón tay cái và xương quay.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Khúc Trì (Đtr 11) trị họng sưng đau, không nói được (Giáp Ất Kinh).
2.Phối Bộc Tham (Bq 62) trị điên (Thiên Kim Phương).
3.Phối Kỳ Môn (C 14) trị thương hàn, gáy cứng (Bách Chứng Phú).
4.Cứu Ôn Lưu 14 tráng [người lớn], 7 tráng [trẻ nhỏ] + cứu Kiên Ngung (Đtr 15) + Linh Đạo (Tm 4) đều 14 tráng + Điều Khẩu (Vi 38) + Hạ Cự Hư (Vi 39) + Túc Tam Lý (Vi 36) đều 14 tráng trị vú sưng (Loại Kinh Đồ Dực).