Huyệt Quan Môn: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Quan Môn

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt có tác dụng trị tiêu chảy, các chứng tiết ra làm cho quan hộ không đóng lại được, vì vậy gọi là Quan Môn (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Quan Minh.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Rốn lên 3 thốn (huyệt Kiến Lý – Nh.11), rồi ra ngang 2 bên mỗi bên 2 thốn.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 22 của kinh Vị.

TÁC DỤNG

Hoà Vị, chỉ thống, kiện Tỳ, ích khí.

CHỦ TRỊ

Trị bụng sình, tiêu hóa bị rối loạn, ruột sôi, tiêu chảy, phù thũng.

CHÂM CỨU

Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là đại tràng ngang.

• Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Thần Môn (Tm.7) + Ủy Trung trị tiểu són (Giáp Ất Kinh).

2.Phối Thần Môn (Tm.7) + Trung Phủ (P.1) trị tiểu nhiều (Thiên Kim Phương).

THAM KHẢO

• “Tiểu dầm, thường muốn tiểu: chọn huyệt Quan Môn” (Thần Cứu Kinh Luân).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận