Tam Gian
Tên Huyệt:
Huyệt ở cuối lóng (gian) ngón tay trỏ, lại là huyệt thứ 3 của kinh Đại Trường, vì vậy gọi là Tam Gian (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Thiếu Cốc, Thiếu Cốt, Tiểu Cốc.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu 2).
Đặc Tính:
Du huyệt, thuộc hành Mộc.
Vị Trí huyệt:
Tại chỗ lõm, sau và ngoài khớp xương bàn – ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ gian cốt mu tay, cơ khép ngón tay cái và xương.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác Dụng:
Tiết tà nhiệt, điều phủ khí.
Chủ Trị:
Trị ngón tay trỏ viêm, lưng bàn tay đau, mắt đau, răng hàm dưới đau, họng đau, thần kinh sinh ba đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Dương Khê (Đại trường.5) trị họng sưng đau (Thiên Kim Phương ).
2. Phối Tiền Cốc (Tiểu trường.3) trị mắt đau cấp (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Lao Cung (Tâm bào.8) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị miệng nóng, họng khô, trong miệng lở (Thiên Kim Phương).
4. Phối Chính Doanh (Đ.17) + Đại Nghênh (Vị 5) trị răng đau (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Thương Dương (Đại trường.1) trị suyễn mạn (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Thiếu Thương (Phế 11) trị môi khô, uống không xuống (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Thận Du (Bàng quang.23) trị sống lưng đau (Tịch Hoằng Phú).
8. Phối Toàn Trúc (Bàng quang.2) trị mắt có màng (Bách Chứng Phú).
9. Phối Kinh Cừ (Phế 8) + Ngư Tế (Phế 10) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mồ hôi ra khắp cơ thể (Loại Kinh Đồ dực).
10. Cứu Tam Gian (Đại trường.3) 21 tráng, phối cứu Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) + Thiên Trì (Tâm bào.1) đều 14 tráng trị loa lịch, lao hạch (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Châm Tam Gian (Đại trường.3) luồn kim dưới da tới Hợp Cốc (Đại trường.4), châm 3 bổ, 3 tả, thấy trong bụng thông thì rút kim, trị bụng đầy trướng (Y Học Cương Mục).
12. Phối Gian Sử (Tâm bào.5) trị mai hạch khí (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Hậu Khê (Tiểu trường.3) trị mu bàn tay sưng đỏ, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cách châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ dương minh đại trường