Huyệt Thiên Lịch: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thiên Lịch

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Đường vận hành kinh khí của Đại Trường đến huyệt Dương Khê (Đtr.5) thì đi lệch (Thiên Lịch) một chút đến huyệt này, vì vậy gọi là Thiên Lịch

XUẤT XỨ

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).

VỊ TRÍ

Cách huyệt Dương Khê 3 thốn, trên đường nối huyệt Dương Khê (Đtr.5) và Khúc Trì (Đtr.11).

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 6 của kinh Đại Trường.

• Lạc huyệt của kinh Đại Trường.

• Châm trong trường hợp mạch Lạc Dọc thực, Châm với huyệt Nguyên của Phế trong rối loạn Lạc Ngang gây ra do kinh chính Hư hoặc Thực.

TÁC DỤNG

Thanh Phế khí, điều thủy đạo.

CHỦ TRỊ

Trị cẳng tay đau, cánh tay đau, amidal viêm, liệt mặt, chảy máu cam.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ duỗi ngắn ngón tay cái, cơ dạng dài ngón tay cái.

• Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Dương Khê (Đtr.5) + Thương Dương (Đtr.1) + Lạc Khước (Bq 8) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Tiền Cốc (Ttr.2) trị tai ù, điếc (Tư Sinh Kinh).

2. Sinh Kinh).

THAM KHẢO

• Phối Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị khuỷu tay và cánh tay sưng đau, khó co duỗi (Tư

“Phế chủ, Đại Trường khách. Thái âm nhiều khí ít huyết, ngực tức, lòng bàn tay nóng, ho suyễn, vùng Khuyết Bồn khó chịu, họng khô, đổ mồ hôi, phía trước vai và 2 vú đau, đờm kết ở ngực, hụt hơi, sở sinh bệnh tìm huyệt gì? Bảo rằng Thái Uyên + Thiên Lịch” (Thập Nhị Kinh Chứng Trị Chủ Khách Nguyên Lạc).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận