Huyệt Thiên Xu: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thiên Xu

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Xu = điểm trọng yếu. Huyệt ở ngang rốn mà vùng bụng được phân chia như sau: trên rốn thuộc thiên, dưới rốn thuộc địa, huyệt ở ngang rốn vì vậy được gọi là Thiên Xu (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Cốc Môn, Phát Nguyên, Thiên Khu, Trường Khê, Tuần Nguyên, Tuần tế, Tuần Tích.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Cốt Độ’ (Linh Khu 14).

VỊ TRÍ

Từ rốn đo ngang ra 2 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 25 của kinh Vị.

• Huyệt Mộ của Đại Trường.

• Huyệt quan trọng vì nhận được những nhánh của Mạch Xung.

• Chuyên trị bệnh nhiệt ở Đại Trường và Tỳ.

TÁC DỤNG

Sơ điều Đại trường, hóa thấp, lý khí, tiêu trệ.

CHỦ TRỊ

Trị trường Vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, ruột thừa viêm, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Lệ Đoài (Vi 45) + Nội Đình (Vi 44) trị ăn không tiêu (Thiên Kim Phương).

2.Phối Hãm Cốc (Vi 43) + Lệ Đoài (Vi,45) + Phong Long (Vi 40) + Xung Dương (Vi 42) trị mặt sưng phù (Thiên Kim Phương).

3.Phối Chi Câu (Ttu 6) trị nôn mửa, dịch tả (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Thủy Tuyền (Th.5) trị kinh nguyệt không đều (Bách Chứng Phú).

5.Phối Liệt Khuyết (P.7) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh 12) trị bụng đau do hàn, tiêu chảy không cầm (Châm Cứu Đại Thành).

6.Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Chiếu Hải (Th.6) + Khí Hải (Nh 6) + Nội Đình (Vi 44) + Nội Quan (Tb.6) trị xích lỵ (Châm Cứu Đại Thành).

7.Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Ngoại Quan (Ttu 5) + Thân Mạch (Bq 62) + Trung Quản (Nh 12) trị bạch lỵ (Châm Cứu Đại Thành).

8.Phối Chiếu Hải (Th.6) + Công Tôn (Ty.4) + Hạ Quản (Nh 10) trị lỵ (Châm Cứu Đại Toàn).

9.Phối Âm Giao (Nh 7) + Thủy Phân (Nh 9) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị quanh rốn đau (Loại Kinh Đồ Dực).

10.Phối cứu Bá Hội (Đc 20) + Khí Hải (Nh 6) + Thần Khuyết (Nh 8) trị lỵ lâu ngày, dương hư (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

10.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quan Nguyên (Nh 4) + Thần Khuyết (Nh 7) + Trung Cực (Nh 3) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị lỵ không cầm (Y Học Cương Mục).

12.Phối Khí Hải (Nh 6) + Trung Quản (Nh 12) trị hoắc loạn, thổ tả (Thần Cứu Kinh Luân).

13.Phối Khí Hải (Nh 6) + Mệnh Môn (Đc 4) + Quan Nguyên (Nh 4) + Trung Quản (Nh 12) trị Thận tả (Thần Cứu Kinh Luân).

14.Phối Tam Âm Giao (Nh 7) (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bq 22) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) trị lỵ lâu ngày (Thần Cứu Kinh Luân).

15.Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hạ Quản (Nh 10) trị lỵ (Thần Cứu Kinh Luân).

16.Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Khúc Tuyền (C 8) + Phúc Kết (Ty.14) + Quan Nguyên (Nh 4) + Thần Khuyết (Nh 8) + Thủy Phân (Nh 9) + Thượng Liêm (Đtr.9) + Trung Phong (C 4) + Tứ Mãn (Th.14) trị quanh rốn đau như cắt (Vệ Sinh Bảo giám).

17.Phối Khí Hải (Nh 6) [cứu] + Trung Quản (Nh 12) trị thổ tả không cầm (La Di Biên).

18.Phối cứu Trung Quản (Nh 12) trị lỵ cấp (Cứu Pháp Bí Truyền).

19.Phối Thượng Cự Hư (Vi 37) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị lỵ (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

20.Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tiêu chảy (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

21.Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Thượng Quản (Nh 13) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) + Vị Du (Bq 19) trị san tiết (Trung Hoa Châm Cứu Học).

22.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Lan Vĩ + Thượng Cự Hư (Vi 47) + Quan Nguyên (Nh 4) trị ruột dư viêm (Châm Cứu Học Giản Biên). 23. Phối Quan Nguyên (Nh 4) (cứu) trị bạch đới (Châm Cứu Học Thượng Hải).

24.Phối Âm Giao (Nh 7) + Quan Nguyên (Nh 4) trị thống kinh (bụng đau lúc hành kinh) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

25.Phối Hạ Quản (Nh 10) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Âm Giao (Nh 7) trị bụng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

26.Phối Lương Môn (Vi 21) + cứu Túc Tam Lý (Vi 36) trị bụng dưới đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

27.Phối Hoang Môn (Bq 51) trị trong bụng có hòn cục (tích tụ) đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

28.Phối Thủy Đạo (Vi 28) + Trung Lữ Du (Bq 29) trị tử cung suy yếu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Có thai nhiều tháng, không châm.

THAM KHẢO

• “Chứng của Tỳ Vị không gì khác, Thiên Xu 2 huyệt châm chẳng sai” (Ngọc Long Ca). “Ăn uống không tiêu cứu Hạ Quản (Nh 10) hoặc Thiên Xu” (Cứu Pháp Bí Truyền). “Thiên Xu và Đại Trường Du (Bq 25) có tác dụng khác nhau: Thiên Xu có tác dụng bổ mà có thể gây ứ trệ. Thường dùng trị những gì liên hệ với trường phủ có thực chứng, thường dùng phép tả. Dùng phép bổ có tác dụng cố sáp trường đạo. Dùng phép tả có tác dụng thông trường, khứ trùng. Đại Trường Du có tác dụng bổ mà không gây ứ trệ. Thường dùng trị ngay chính trường phủ bệnh thực chứng. Thường dùng phép bổ. Dùng phép bổ có tác dụng tăng cường công năng của trường phủ. Dùng phép tả có tác dụng sơ thông khí cơ của đại trường” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Phối Thiên Xu và Thượng Cự Hư (Vi 37) là theo phép phối huyệt Hợp và huyệt Mộ, có tác dụng đến nhu động ruột, thường dùng trong các bệnh về đại trường, các rối loạn về bệnh lý, rối loạn về công năng. Nếu dùng phép tả: có tác dụng tăng cường tác dụng thông trường, lợi khí, tiêu tán tích trệ. Nếu dùng phép bổ: có tác dụng sáp trường, cố bản cho đại trường” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Châm tả Thiên Xu + Túc Tam Lý (Vi 36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) có tác dụng giống như bài Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn trong sách Tỳ Vị Luận (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Tả Thiên Xu + Tam Âm Giao (Ty.6) có tác dụng giống bài Bạch Đầu Ông Thang trong sách Thương Hàn Luận (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Cứu bổ Thiên Xu + cứu Thần Khuyết (Nh 8) + bổ Túc Tam Lý (Vi 36) có tác dụng giống bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang của Vệ Sinh Bảo Giám (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Châm tả Thiên Xu + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) có tác dụng giống bài Đại Thừa Khí Thang trong sách Thương Hàn Luận (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận