Huyệt Thượng Quản: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thượng Quản

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Quản = thực quản. Huyệt ở vị trí phía trên (thượng) dạ dầy, vì vậy gọi là Thượng Quản (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Thượng Hoãn, Thượng Kỷ, Thượng Oản, Thượng Uyển, Vị Quản.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Tứ Thời Khí’ (Linh Khu 19).

VỊ TRÍ

Trên lỗ rốn 5 thốn, dưới huyệt Cự Khuyết (Nh.14) 1 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 13 của mạch Nhâm.

• Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường và Vị.

TÁC DỤNG

Lý Tỳ Vị, hóa đàm trọc, sơ khí cơ, định thần chí, hóa thấp, giáng nghịch.

CHỦ TRỊ

Trị dạ dầy đau, nôn mửa, kinh giật, tim đập mạnh.

CHÂM CỨU

Châm thẳng sâu 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 10 – 30 phút.

GIẢI PHẪU

• Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Sau thành bụng là hậu cung mạc nối và phần ngang của dạ dầy. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) trị nôn mửa thức ăn (Thiên Kim Phương).

2.Phối Trung Quản (Nh.12) trị ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Bất Dung (Vi.19) + Đại Lăng (Tb.7) trị nôn ra máu (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Trung Quản (Nh.12) trị các chứng tim đau (Châm Cứu Tụ Anh).

5.Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Can Du (Bq.18) + Trung Quản (Nh.12) trị thổ huyết, chảy máu cam (Châm Cứu Tụ Anh).

6.Phối Hạ Quản (Nh.10) + Trung Quản (Nh.12) trị nôn ra thức ăn, ăn không tiêu (Tỳ Vị Luận).

7.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau (Châm Cứu Học Giản Biên).

8.Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) trị thực đạo co thắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9.Phối Nội Quan (Tb.6) + Thủ Tam Lý (ĐTr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

10.Phối Đại Trường Du (Bq.24) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.20) trị san tiết [tiêu chảy] (Trung Hoa Châm Cứu Học).

10.Phối Hành Gian (C.2) + Khúc Tuyền (C.8) + Ngư Tế (P.10) + Xích Trạch (P.5) trị nôn ra máu do nhiệt (Trung Hoa Châm cứu Học).

THAM KHẢO

• “Nếu không thèm ăn uống: cứu Thượng Quản” (Cứu Pháp Bí Truyền). “Thượng Quản, Hạ Quản và Trung Quản đều là 3 Du huyệt trị về Vị nhưng có điểm khác nhau: Thượng Quản: có tác dụng ức chế mà giáng xuống, dùng trị bệnh ở Vị và thông ngực, hoành cách mô. Trung Quản: có tác dụng hòa mà tiêu. Dùng trị bệnh ở Vị và lý trung khí. Hạ Quản: có tác dụng tán mà khứ. Dùng trị bệnh ở Vị và thông trường phủ (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận