Huyệt Tiền Cốc: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ thái dương tiểu trường

Tiền Cốc

Tên Huyệt:

Huyệt ở phía trước (tiền) xương cuối ngón tay út (xương cao như cái hang = cốc) vì vậy gọi là Tiền Cốc.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 2 của kinh Tiểu Trường.

Huyệt Vinh của kinh Tiểu Trường, thuộc hành Thuỷ .

Vị Trí huyệt:

Huyệt ở chỗ lõm nơi khớp xương ngón tay thứ 5 về phía xương trụ, khi nắm tay lại huyệt ở trước lằn chỉ tay ngón út và bàn, nơi tiếp giáp da gan và mu tay.

Giải Phẫu:

Dưới da là chỗ bám của cơ dạng ngón thứ 5 và cơ gấp ngắn ngón 5, bờ trong đầu trên đốt 1 xương ngón 5.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Chủ Trị:

Trị cánh tay đau, ngón tay tê, mắt đau, tai ù, sốt cao, tiểu nóng đỏ.

Phối Huyệt:

1. Phối Kinh Cốt (Bàng quang.64) trị mắt có màng trắng (Thiên Kim Phương).

2. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Trung Phong (C.4) trị họng sưng không nuốt được (Thiên Kim Phương).

3. Phối Dương Khê (Đại trường.5) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) trị cánh tay sưng, khuỷ tay co rút (Thiên Kim Phương).

4. Phối Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Thiên Lịch (Đại trường.6) trị tai ù (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Ngân Giao (Đc.28) trị mũi nghẹt (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị tiểu khó, tiểu gắt (Tư Sinh Kinh).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

“Sau khi sinh không có sữa: dùng Tiền Cốc” (Thần Cứu Kinh Luân).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ thái dương tiểu trường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận