HUYỆT: Trung Liêu
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt nằm ở gần (liêu) giữa (trung) xương cùng, vì vậy gọi là Trung Liêu.
TÊN KHÁC
Trung Khôi.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
VỊ TRÍ
Nơi lỗ xương thiêng 3, điểm giữa huyệt Trung Lữ Du (Bq.29) và Đốc Mạch.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 33 của kinh Bàng Quang.
• Một trong Bát Liêu Huyệt (Xem thêm Thượng Liêu VII. 31).
• Nhận được mạch phụ từ kinh Túc Thiếu Dương.
TÁC DỤNG
Thông kinh, hoạt huyết, tán hàn, chỉ thống.
CHỦ TRỊ
Trị bệnh thuộc về cơ quan sinh dục, vùng thắt lưng và xương cùng đau.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống, xương cùng.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S3.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Đại Chung (Th.4) + Thạch Môn (Nh.5) +Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trung Quản (Nh.12) trị táo bón (Thiên Kim Phương).
2.Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh nguyệt không đều, đới hạ (Châm Cứu Học Giản Biên).