Huyệt Trung quản: Vị trí, tác dụng điều trị | Mạch nhâm

Trung quản

Tên Huyệt:

Người xưa cho rằng từ ức (chấn thuỷ) đến lỗ rốn là ống (Quản ) dạ dầy, huyệt ở giữa (trung) đường nối này, vì vậy gọi là Trung Quản .

Bản tiếng Anh và Pháp dịch là giữa dạ dầy là dịch dựa vào ý trên.

Tên Khác:

Thái Thương, Thượng Ký, Trung Hoãn, Trung Oản, Trung Uyển, Vị Quản.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu.10).

Đặc Tính:

+ Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường, Tam tiêu và Vị.

+ Huyệt Hội của Phủ.

+ Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Vị.

+ Huyệt tập trung khí của Tỳ.

+ 1 trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch.

+ 1 trong 4 huyệt Hội Khí của Âm Dương (Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12), Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đốc.9) – theo thiên ‘Kinh Mạch Biệt Luận’ (Tố Vấn.21).

Vị Trí:

Lỗ rốn thẳng lên 4 thốn hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn – và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Sau thành bụng là phần ngang của dạ dày.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.

Tác Dụng:

Hòa Vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng.

Chủ Trị:

Trị dạ dầy đau, ợ chua, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi, bụng trướng, kiết l, tiêu chảy, huyết áp cao, thần kinh suy nhược.

Phối Huyệt:

1. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Thừa Mãn (Vi.20) trị bụng đau xuyên ra vai (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị hoàng đản, tay chân không có sức (Ngọc Long Kinh).

4. Phối Khí Hải (Nh.6) trị tiêu ra máu (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Cự Hư Thượng Liêm + (Vi.37) Kỳ Môn (C.14) trị suyễn cấp (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Thiên Xu (Vi.25) + Trung Cực (Nh.3) trị tiêu chảy không cầm (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Thiên Xu (Vi.25) trị thổ tả (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị đờm (Hành Châm Chỉ Yếu).

9. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) trị nôn mửa (Hành Châm Chỉ Yếu).

10. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).

11. Phối Ấn Đường + Chương Môn (C.13) + Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị kinh phong mạn (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

12. Phối Khí Hải (Nh.6) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiên Xu (Vi.25) trị ruột tắc cấp tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).

13. Phối Lương Khâu (Vi.34) + Nội Quan (Tâm bào.6) trị dạ dầy đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

14. Phối Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị l (Châm Cứu Học Thượng Hải).

15. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị no hơi, thực đạo co thắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

16. Phối Âm Đô (Th.19) trị nấc cụt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Dương Trì (Tam tiêu.4) + Thượng Quản (Nh.13) trị nôn mửa lúc có thai (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Phế Du (Bàng quang.13) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Chí Dương (Đốc.10) + Đởm Du (Bàng quang.19) + trị vàng da (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) trị trúng lạnh (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Thượng trị dạ dầy sa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

22. Phối Lương Môn (Vi.21) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).

23. Phối Dương Trì (Tam tiêu.4) [đều cứu] trị rử cung lệch (ra trước, sau; qua phải, trái), thoát vị (Châm Cứu Chân Tuỷ).

24. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị nôn mửa (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0.5 – 2 thốn, có thể hướng mũi kim xuyên sang 4 huyệt quanh đó bằng cách luồn kim dưới thịt. Cứu 10 – 30 phút.

Ghi Chú:

Không châm sâu quá vì có thể vào ổ bụng.

Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy sâu vào trong bụng hoặc xuyên ra sau lưng (Vị Du) hoặc tê vòng quanh kim.

Nếu người bệnh Gan và Lách đang sưng lớn, không nên châm xiên ra 4 chung quanh.

Xem thêm: Các huyệt trên Mạch nhâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận