Huyệt Tứ Độc: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Tứ Độc

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Độc = rãnh nước lớn. Huyệt ở phía sau huyệt Tam Dương Lạc (là nơi kinh khí của tam dương chảy qua, tạo thành rãnh nước lớn = độc). Sau tam là tứ, vì vậy gọi là Tứ Độc (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ở mặt sau cẳng tay, dưới khớp khuỷu 5 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 9 của kinh Tam Tiêu.

TÁC DỤNG

Sơ kinh, hoạt lạc, khoan hung, lý khí, lợi hầu, khai khiếu.

CHỦ TRỊ

Trị điếc, răng đau, cánh tay đau.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay út, cơ dạng dài ngón cái, màng gian cốt.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Thiên Dũ (Ttu.16) trị điếc đột ngột (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị thở ngắn, trong họng có cảm giác vướng (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Phong Trì (Đ.20) thấu Phong Trì (bên kia) + Thái Dương thấu Suất Cốc trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận