HUYỆT: Túc Tam Lý
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Tên huyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:a. Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi (cách dịch của bản tiếng Anh). b. Một số nhà chú giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phủ: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý (theo cách dịch bản tiếng Pháp). c. Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại trị bệnh ở 3 vùng: trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.
XUẤT XỨ
Thánh Huệ Phương.
VỊ TRÍ
Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chày và xương mác. Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài một ít là huyệt. Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 36 của kinh Vị.
• Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.
• Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất cả các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.
• Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.
• Một trong Lục Tổng Huyệt chủ trị vùng bụng đau.
• Một trong nhóm Hồi Dương Cửu Châm có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí. Một trong 14 Yếu Huyệt của Châm Cứu Chân Tủy (Nhật Bản) để nâng cao chính khí, trị bịnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).
TÁC DỤNG
Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc – khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
CHỦ TRỊ
Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, cứu 5 – 10 tráng hoặc nhiều hơn, Ôn cứu 10 – 30 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chầy và xương mác, màng gian cốt.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Bất Dung (Vi.19) trị khí tích (Tư Sinh Kinh).
2.Phối Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.3) trị dạ dày đau, ăn uống kém (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).
4.Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Xung Dương (Vi.42) trị chân liệt, dép rơi mà không biết (Tư Sinh Kinh).
5.Phối Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.4) trị đi bộ thì đau nhức, khó khăn (Ngọc Long Ca).
6.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Độc Tỵ (Vi.35) + Tất Quan (Đ.33) trị đầu gối đau (Châm Cứu Đại Thành).
7.Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
8.Phối Bá Lao + Chí Dương (Đc.9) + Công Tôn (Ty.4) + Trung Quản (Nh.12) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị hoàng đản, tay chân đều sưng (Châm Cứu Đại Thành).
9.Phối Công Tôn (Ty.4) + Thân Mạch (Bq.62) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân yếu không có sức (Châm Cứu Đại Thành).
10.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) trị tai ù do hư chứng (Châm Cứu Đại Thành).
10.Phối Đản Trung (Nh.17) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phế Du (Bq.13) + Phong Môn (Bq.12) trị ho lâu ngày không khỏi (Châm Cứu Đại Thành).
12.Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Trung Quản (Nh.12) trị các chứng thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành).
13.Phối Du Phủ (Th.27) + Đản Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) trị ho, suyễn (Châm Cứu Đại Thành).
14.Phối Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) trị mai hạch khí (Châm Cứu Đại Thành).
15.Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
16.Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị nhọt mọc khắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).
17.Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) trị trong tai như ve kêu, lưng đau muốn gẫy (Tịch Hoằng Phú).
18.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị thương hàn nhiều ngày mà không bớt sốt (Châm Cứu Tụ Anh).
19.Phối Ẩn Bạch (Ty.1) trị hạ huyết, trường phong (Châm Cứu Tụ Anh).
20.Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phế Du (Bq.13) + Trung Độc (Đ.32) trị chứng nuy, có thấp nhiệt, có đờm, có khí suy, có huyết ứ (Châm Cứu Tụ Anh).
21.Phối cứu Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Ủy Trung (Bq.40) trị phát bối, nhọt mọc ở vai, lưng (Châm Cứu Tụ Anh).
22.Phối Huyền Chung (Đ.39) + Nhị Lăng (Âm Lăng Tuyền (Ty.9) và Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị đùi, gối đau (Châm Cứu Đại Toàn).
23.Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
24.Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Quan Xung (Ttu.1) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu khát (Châm Cứu Đại Toàn).
25.Phối Bá Lao + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Liệt Khuyết (P.7) + Thập Tuyên + Trung Quản (Nh.12) + Ủy Trung (Bq.40) trị cảm nắng, sốt cao, hoắc loạn, thổ tả (Châm Cứu Đại Toàn).
26.Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Tam Gian (Đtr.3) + Thông Lý (Tm.5) trị mồ hôi ra khắp toàn thân (Loại Kinh Đồ Dực).
27.Phối cứu Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phong Môn (Bq.12) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Trung Phủ (P.1) + Trung Quản (Nh.12) trị uế nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).
28.Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Đô (Ty.2) + Thái Bạch (Ty.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị Tâm Vị thống (Loại Kinh Đồ Dực).
29.Phối Âm Giao (Nh.7) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủy Phân (Nh.9) trị quanh rốn đau (Loại Kinh Đồ Dực).
30.Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Gian Sử (Tb.5) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị thổ huyết do nộ khí thương Can (Loại Kinh Đồ Dực).
31.Phối Bá Lao + Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phế Du (Bq.13) + Tâm Du (Bq.15) + Thái Uyên (P.9) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thông Lý (Tm.5) + Tích Cốt + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị thổ huyết (Loại Kinh Đồ Dực).
32.Phối Khí Xung (Vi.30) trị thương thử, ra mồ hôi nhiều mà tiêu chảy (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
33.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12) trị lỵ không cầm (Y Học Cương Mục).
34.Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Tâm Du (Bq.15) + Thiên Đột (Nh.22) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) trị ngũ ế, ngũ cách (Y Học Cương Mục).
35.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Gian Sử (Tb.5) + Linh Đạo (Tm.4) + Thái Xung (C.3) trị 9 loại Tâm thống (Y Học Cương Mục).
36.Phối Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Phong Thị (Đ.31) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
37.Phối cứu Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) trị Tỳ Vị khí hư (Vệ Sinh Bảo Giám).
38.Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) có tác dụng phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
39.Phối Bá Hội (Đc.20) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Trì (Đ.20) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
40.Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) trị cửu lỵ (Thần Cứu Kinh Luân).
41.Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị tai điiếc đột ngột (Thần Cứu Kinh Luân).
42.Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Đình (Vi.44) trị Tỳ hư, bụng trướng (Thần Cứu Kinh Luân).
43.Phối Nội Quan (Tb.6) + Ngư Tế (P.10) trị ăn không xuống (Thần Cứu Kinh Luân).
44.Phối Bá Lao + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thập Tuyên + Ủy Trung (Bq.40) trị cảm nắng, hoắc loạn (Thần Cứu Kinh Luân).
45.Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Thần Cứu Kinh Luân).
46.Phối Cao Hoang (Bq.43) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Quan (Tb.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị các loại hư lao nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
47.Phối Công Tôn (Ty.4) + Đại Đô (Ty.2) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Bạch (Ty.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị Tỳ, Tâm thống, đau như kim đâm (Thần Cứu Kinh Luân).
48.Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh nguyệt bế do huyết trệ (Thần Ứng Kinh).
49.Phối cứu Khí Hải (Nh.6) 100 tráng + Trung Quản (Nh.12) 14 tráng trị bụng đau, tiêu chảy (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
50. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Châm Cứu Toàn Thư).
51.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30), đốt thêm đuôi kim, trị chân tê do phong hàn (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
52.Phối Toàn Cơ (Nh.21) trị nội thương thực tích (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca). 53. Phối Liệt Khuyết (P.7) trị suyễn cấp (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
54. Phối Nội Đình (Vi.44) trị bụng đầy trướng (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
55.Phối Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
56. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Thừa Tương (Nh.24) trị hàm răng cắn chặt, mắt lệch, miệng méo (Trọng Lâu Ngọc Thược). 57. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) trị mắt sưng đỏ đau (Thẩm Thị Dao Hàm).
58.Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị nôn mửa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
59.Phối Cách Du (Bq.17) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) trị nấc (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
60. Phối Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị dạ dày đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
61.Phối Nội Quan (Tb.6) + Thượng Quản (Nh.13) trị có thai bị nôn mửa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
62. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản (Nh.12) trị Tỳ Vị dương hư, tay chân lạnh, nôn mửa, bụng đau, tiêu chảy (Thương Hàn Luận Châm Cứu Phối Hợp Huyệt Tuyển Chú).
63.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nội Quan (Tb.6) trị tụy tạng viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
64. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Quản (Nh.12) trị ruột viêm tắc cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
65.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) trị tiêu hóa kém (Châm Cứu Học Thượng Hải).
66. Phối Gian Sử (Tb.5) +Trung Quản (Nh.12) trị nôn mửa (Châm Cứu Học Thượng Hải).
67.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị thực đạo co thắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
68.Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Quản (Nh.12) trị bụng đầy trướng do Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
69. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị táo bón (Châm Cứu Học Thượng Hải).
70.Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) trị chân tê (Châm Cứu Học Thượng Hải).
71. Phối cứu Đại Đô (Ty.2) trị sinh xong bị bất tỉnh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
72.Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Thận Du (Bq.23) trị tê bại (Châm Cứu Học Thượng Hải).
73. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Giản Biên).
74. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhân Trung (Đc.26) + Thái Xung (C.3) trị thử quyết (Châm Cứu Học Giản Biên).
75.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị sốt không hạ (Châm Cứu Học Giản Biên).
76.Phối Khâu Khư (Đ.40) trị quáng gà (Tân Châm Cứu Học).
77.Phối Hành Gian (C.2) + Ngoại Lăng + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Cự Hư (Vi.37) trị ruột viêm mạn (Tân Châm Cứu Học).
78.Phối Nội Quan (Tb.6) + Đại Lăng (Tb.7) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thái Dương + Kiên Ngoại Du (Ttr.14) trị tử giản (Tân Châm Cứu Học).
79.Phối Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị khí huyết đều hư, bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu đều thấp (Hiện Đại Y Án Châm Cứu Tuyển).
80. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị trước ngực đau (hung tý), hồi hộp, mất ngủ uể oải, xoay xẩm, chóng mặt (Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển).
GHI CHÚ
Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, không nên cứu huyệt này (Tân Biên Thực Dụng Châm Cứu Học).
THAM KHẢO
• Thiên Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình ghi: “Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to, vị quản đau thấu đến Tâm, chói lên 2 bên hông sườn, từ cách lên họng không thông, ăn uống không xuống, nên thủ huyệt (Túc) Tam Lý để chữa” (Linh Khu 4, 110). Thiên Tứ Thời Khí ghi: “Bệnh Trước Tý làm sự hoạt động khó khăn, hàn khí lâu ngày, châm huyệt (Túc) Tam Lý” (Linh Khu 19, 16). Thiên Tứ Thời Khí ghi: Trong tất cả những bệnh Đại Trường phải châm Túc Tam Lý (Vi.36). Nếu khí thịnh thì châm tả, hư thì bổ” (Linh Khu 19, 17). Thiên Tứ Thời Khí ghi: “Trong bụng sôi, đó là khí xung lên trên đến ngực, làm cho suyễn, không đứng lâu được, đó là vì tà khí đang ở Đại Trường, châm huyệt Nguyên của hoang (Khí Hải) + Cự Hư Thượng Liêm (Thượng Cự Hư – Vi.37) + (Túc) Tam Lý” (Linh Khu 19, 19). Thiên Tứ Thời Khí ghi: “Vị khí nghịch, nôn ra chất đắng, gọi là chứng ẩu do Đởm, châm huyệt (Túc) Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống” (Linh Khu 19, 21). Thiên Tứ Thời Khí ghi: “Khi bụng dưới đau và không đi tiểu được, đó là tà khí ở tại Tam Tiêu, nên thủ huyệt Đại Lạc của kinh túc Thái Dương, tìm những huyết mạch nhỏ bị xung huyết mà châm tả, nếu nó sưng thũng đến Vị quản, thì châm (Túc) Tam Lý” (Linh Khu 19, 25). Thiên Ngũ Tà ghi: “Tà khí ở Tỳ, Vị sẽ làm cho cơ nhục đau, Nếu Dương khí hữu dư Âm khí bất túc sẽ thành chứng ‘nhiệt trung’, mau đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư sẽ thành chứng ‘hàn trung’, ruột sôi, bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư; Nếu Âm Dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt, tất cả đều phải điều hòa bằng Túc Tam Lý (Vi.36)” (Linh Khu 20, 5). Thiên Trướng Luận ghi: “Vệ khí nhập chung với mạch gây ra chứng ‘phu trướng’, châm huyệt (Túc) Tam Lý để tả…” (Linh Khu 35, 19 – 20). Thiên Thích Ngược Luận ghi: “Bệnh ngược phát từ Vị, làm cho mau đói mà không ăn được, ăn vào thì đầy, bụng trướng, thích túc Dương minh (Giải Khê (Vi.41) + Túc Tam Lý (Vi.36), hoành mạch ở túc Thái Âm cho ra huyết” (Tố Vấn 36, 12). Thiên Thích Yêu Thống ghi: “Mạch kinh Dương minh làm cho lưng đau không thể quay đi quay lại được… Nếu ngoảnh lại thì hoảng hốt như trông thấy gì lạ… Thích 3 nốt tại trước ống chân thuộc kinh túc Dương minh (Túc Tam Lý (Vi.36), để cho trên dưới điều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho ra máu” (Tố Vấn 41, 3). Thiên Cốt Không Luận ghi: “Đầu gối đau, ống chân như muốn gãy, trị ở Dương minh trung du giao [Túc Tam Lý (Vi.36) ] (Tố Vấn 60, 27). “Trong bụng hàn, bụng đầy, thích ợ hơi, ghét mùi cơm, ghét mùi cá, Vị khí bất túc, ruột sôi, bụng đau, tiêu chảy, ăn khó tiêu, dưới tim tức: huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) chủ trị” (Giáp Ất Kinh). “Cơ thể co cứng, miệng không mở được, họng đau, không nói được: (Túc) Tam Lý chủ trị” (Giáp Ất Kinh). “Phụ nữ kinh nguyệt nếu không đến, mặt vàng, nôn mửa không thai nghén, Tam Âm Giao (Ty.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Chi Câu (Ttu.6) + Tam Lý trị vô họa” (Châm Cứu Tụ Anh). “Nếu trong Vị đình trệ thức ăn: phải tìm Tam Lý, Triển Cơ” (Thiên Tinh Bí Quyết). “Trong tai ve kêu, lưng muốn gẫy, dưới gối rõ ràng huyệt Tam Lý” (Tịch Hoằng Phú). “Muốn khỏe mạnh: 2 huyệt Đơn Điền và Túc Tam Lý (Vi.36) không để cho khô” (Y Thuyết). “Các loại bụng đau, tiêu chảy: 2 huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) không có huyệt nào hay sánh bằng” (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca). “Cổ trướng… đầy tức đến 2 chân: cứu Túc Tam Lý (Vi.36) (Cứu Pháp Bí Truyền). Cứu tăng tuổi thọ theo sách Danh Gia Mạn Lục:
Ngày Âm Lịch…………………………………….NamNữ 1………………………………………………………..9 tráng8 tráng 2………………………………………………………10 tráng9 tráng 3……………………………………………………….11 tráng11 tráng 4……………………………………………………….11 tráng11 tráng 5………………………………………………………10 tráng9 tráng 6………………………………………………………..9 tráng9 tráng 7………………………………………………………..9 tráng8 tráng 8……………………………………………………….8 tráng8 tráng Mỗi tháng cứu 8 ngày đầu (theo Âm lịch), cứu bằng mồi trực tiếp tại huyệt, gây bỏng vùng cứu. Phương pháp cứu này giúp tăng tuổi thọ.
• “… Huyệt Túc tam lý có tác dụng làm cho kiện Vị khí và bổ sự hư tổn của tạng phủ, nó có giá trị như Độc Sâm Thang, do đó, người ta cho rằng huyệt Túc tam lý là huyệt bảo dưỡng cho toàn thân vậy’ (Châm Cứu Xử Phương Học).
• “Huyệt Lương Khâu và Túc Tam Lý (Vi.36) là huyệt thường dùng có hiệu quả để trị bệnh dạ dày, nhưng Lương Khâu thiên về trị chứng nôn chua, nhiều chất chua trong dạ dày, còn Túc Tam Lý thiên về trị dạ dày thiếu chất chua” (Du Huyệt Công Năng Biệt Lãm).
• “Phối Hợp Cốc + Túc Tam Lý (Vi.36), cả 2 đều thuộc kinh Dương Minh, 1 huyệt ở tay, 1 huyệt ở chân, cùng nhau tương ứng. Hợp Cốc là Nguyên huyệt của kinh Đại Tường, có thể đi lên hoặc đi xuống, đồng thời lại có tính tuyên thông. Túc Tam Lý là chân thổ trong thổ, bổ huyệt này có tác dụng ích khí, giúp cho thanh khí đi lên, nếu tả thì có tác dụng thông dương giáng trọc. 2 huyệt phối hợp với nhau trị được bệnh ở trường vị. Nếu thanh dương bị hạ hãm, Vị khí hư yếu, ăn ít, ăn không ngon thì Túc Tam Lý hỗ trợ cho Hợp Cốc để làm cho dương khí bị hạ hãm được thăng đề, khiến cho Vị khí đầy đủ thì ăn uống sẽ được nhiều. Nếu thấp nhiệt ủng tắc, trọc khí đình trệ ở trung cung hoặc thức ăn tích tụ làm cho bụng đầy trướng, nôn mửa, thì tả Túc Tam Lý sẽ dẫn Hợp Cốc đi xuống để tả trọc, giáng nghịch. Khi trung cung đã thông thì khí sẽ điều hòa. Ngày xưa, các bậc hiền triết mỗi khi điều lý trung cung đều dùng phương pháp tuyên thông, vì Vị phủ mà lập ra pháp luật là có căn cứ vậy” (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa). “Phối Lao Cung (Tb.8) có tác dụng thanh tả hỏa khí trong Tâm vị; khai được sự nghẽn tắc ở ngực, giáng khí nghịch (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa). “Vị Du phối hợp với Túc Tam Lý là theo cách phối hợp Du + Hợp huyệt. Có tác dụng đối với dịch vị nhưng không trực tiếp trị bệnh chứng ở Vị phủ. Cả 2 đều tả thì tăng cường tác dụng hòa Vị, đạo trệ, sơ giáng Vị khí. Cả 2 đều bổ có tác dụng cải thiện Vị phủ” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). “Tiêm Adrenalin để làm tăng tần số tim của thỏ, sau đó châm huyệt Túc Tam Lý và Nội Quan (Tb.6) thì tim đập chậm lại, tác dụng của Adrenalin bị ức chế rõ. Nhưng nếu châm vào huyệt Quang Minh (Đ.37) hoặc một vị trí ở gần đuôi hoặc không thuộc kinh huyệt nào thì nhịp đập của tim không thay đổi rõ” (Sở Nghiên Cứu Y Học Thực Nghiệm Thuộc Viện Khoa Học Trung Quốc). “Trên chó có tần số tim bình thường, châm huyệt Túc Tam Lý thấy tần số tim đập nhanh lên. Sau khi rút kim còn thấy tác dụng một thời gian dài. Tiếp tục châm nhiều ngày liền thấy tác dụng tăng tần số tim càng lớn” (Viện Y Học Thẩm Dương Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý + Đại Chùy (Đc.14) của thỏ thấy khả năng thực bào của bạch cầu tăng” (Viện Nghiên Cứu Trung Y Thiểm Tây – Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý của thỏ thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng nhiều nhất” (Đại Học Quân Y IV Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý + Đại Chùy (Đc.14) thấy nâng cao được khả năng miễn dịch của cơ thể thỏ” (Viện Nghiên Cứu Trung Y Thiểm Tây Trung Quốc). “Gây miễn dịch trên thỏ rồi châm Túc Tam Lý + Quan Nguyên (Nh.4) thấy nồng độ kháng thể trong huyết thanh tăng lên rất nhiều” (Bộ Môn Sinh Lý Bệnh của Học Viện Y Học Trùng Khánh – Trung Quốc). “Tiêm vacin ho gà cho thỏ rồi châm hoặc kích thích điện huyệt Túc Tam Lý và Đại Chùy (Đc.14) thấy hiệu giá ngưng kết tố (Agglutinine) cao lên rõ rệt, hiệu giá ngưng kết hồng cầu gián tiếp cũng được nâng cao (Viện Nghiên Cứu Trung Y Thiểm Tây – Trung Quốc). “Dùng vacin tam liên thương hàn tiêm vào huyệt Túc Tam Lý 2 lần để phòng bệnh, mỗi lần tiêm 0,1ml, (bằng 1/7 liều tiêm dưới da), mỗi tuần châm tiếp 3 lần, thử máu 3 lần. Thấy hiệu quả tan khuẩn cao hơn lô chứng, thời gian duy trì dài hơn lô chứng” (Đại Học Y Khoa Cát Lâm – Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý thấy dạ dày co bóp chậm đi còn châm huyệt Thủ Tam Lý (Đtr.10) thì dạ dầy lại co bóp nhanh hơn” (Viện Nghiên Cứu Trung Y Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý + Vị Du (Bq.21) thấy trong đa số trường hợp dạ dầy co bóp nhanh hơn” (Học Viện Y Học Giang Tây – Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý thấy nhu động của ruột mạnh và nhanh hơn” (Học Viện Y Học Đại Liên – Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý và Lan Vĩ thấy co bóp của dạ dầy và ruột thay đổi trong 93,6% các trường hợp” (Thẩm Vĩnh Khang – Trung Quốc). “Gây loét thực nghiệm ở hồi trường của mèo rồi châm Túc Tam Lý và Giải Khê (Vi.41), thấy lô châm lành vết loét nhanh hơn lô chứng” (Viện Nghiên Cứu trung Y Thiểm Tây – Trung Quốc). “Châm Túc Tam Lý, Đởm Du (Bq.19), Can Du (Bq.18) của thỏ, thấy hoạt động của tuyến yên tăng lên” (Bệnh Viện Thẩm Dương Trung Quốc).