Huyệt U Môn: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: U Môn

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• U = ẩn núp. Môn = cửa.

• Huyệt ở vị trí giống như ẩn núp dưới bờ cung sườn, lại có liên hệ với miệng (môn) của dạ dày, vì vậy gọi là U Môn (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Thượng Môn.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Trên rốn 6 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Cự Khuyết (Nh 14).

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 21 của kinh Thận.

• Huyệt giao hội với Xung Mạch.

TÁC DỤNG

Sơ Can, lý khí, kiện Tỳ, hoà Vị, thanh tiết phục nhiệt, trấn tĩnh, giải kính.

CHỦ TRỊ

Trị ngực đau, nôn mửa, tiêu chảy, ợ hơi, dạ dầy co thắt.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, gan.

• Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Ngọc Đường (Nh 18) trị bồn chồn, nôn mửa (Bách Chứng Phú).

2.Phối Phúc Kết (Ty 14) trị chứng nôn mửa lúc có thai (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Thượng Quản (Nh 13) + Trung Quản (Nh 12) trị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Tam Âm Giao (Ty 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Không châm sâu vì có thể đụng gan.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận