PHƯƠNG PHÁP THỦY CHÂM
(Tiêm thuốc vào huyệt)
1. ĐẠI CƯƠNG
Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông- Tây y, phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của YHCT với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
Có những loại thuốc tiêm có tác dụng toàn thân, có những loại thuốc chỉ có tác dụng tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
2. CHỈ ĐỊNH
Giống như chỉ định của châm cứu. Thủy châm được dùng để chữa một số bệnh mạn tính như: thấp khớp, đau dạ dày, hen phế quản, đau đầu, mất ngủ, đau thần kinh tọa…
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Giống như chống chỉ định của châm cứu: Người bệnh đau bụng cần theo dõi ngoại khoa, bệnh tim nặng, trạng thái tinh thần không ổn định, vừa mới lao động mệt, đói.
Không được dùng những thuốc mà người bệnh có mẫn cảm, dị ứng, các loại thuốc có tác dụng kích thích gây xơ cứng, hoại tử các vùng có dây thần kinh và các cơ…Không thủy châm vào những huyệt ở vùng cơ mỏng, phía dưới là tạng phủ, khớp, dây chằng, gân cơ, dây thần kinh, mạch máu…
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Phương tiện
– Bơm tiêm vô trùng 5 – 10ml, dùng riêng cho từng người bệnh.
– Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70q.
– Thuốc tiêm: Thuốc có chỉ định tiêm bắp, theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
– Hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ.
4.3. Người bệnh:
Người bệnh được khám và chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT.
Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tùy theo vị trí định tiêm.
* Trước khi điều trị cần giải thích cho Người bệnh hiểu rõ đặc điểm của phương pháp điều trị này và những phản ứng thông thường có thể xảy ra như: đau, căng tức, nặng, nề vùng tiêm…
4.4. Hồ sơ bệnh án:
Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định. Chọn huyệt và thuốc thích hợp. Nên chọn những huyệt có phản ứng rõ rệt làm huyệt chính (A thị huyệt) và chia nhóm huyệt để mỗi lần tiêm không quá nhiều huyệt làm Người bệnh đau, thường chọn 5 – 6 huyệt cho một lần thủy châm.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ
Xem hồ sơ có đúng với người bệnh không ? Các chỉ định cần làm ?
5.2. Kiểm tra người bệnh
Kiểm tra tình trạng người bệnh hiện tại, tư thế nằm, bộc lộ các vùng định
thủy châm.
5.3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1. Lấy thuốc vào bơm tiêm
Bước 2. Thử phản ứng thuốc theo quy định
Bước 3. Tiến hành thủy châm theo các thì sau:
Thì 1: Sát trùng da vùng huyệt, Tay trái: Dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt. Tay phải: Châm kim nhanh qua da, đẩy kim tới huyệt, Người bệnh thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim châm
Thì 2: từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt từ 0,5- 3 ml thuốc.
Thì 3: Rút kim nhanh, sát trùng vị trí tiêm.
5.3 Liệu trình điều trị :
Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2- 5 huyệt.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
6.2. Xử TRÍ TAI biến
– Sốc phản vệ: Xử trítheo phác đồ
– Vựng châm:
Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi mạch, huyết áp.
– Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
Em năm nay 21 tuổi bị liệt cơ mặt do phẫu thuật cắt bỏ bướu. Trường hợp của em là lâu năm rồi không biết giờ em muốn chữa trị bằng pp thủy châm thì có hiệu phả không thưa bác sỹ
Chào bạn, không biết bạn mổ bao lâu rồi. Thông thường nếu trên 1 năm thì khả năng hồi phục chậm. Điều trị chủ yếu bằng kích thích cơ và thần kinh. Tuy nhiên bạn nên khám để xem thương tổn thần kinh là đụng dập hay đứt để có phương án điều trị hợp lý. Thân ái
Toi bi lac mat trai va hau qua bien chung la mat trai cua toi bi le. Vay toi co thuy cham de het le khong ?
Chào bạn. Mắt bị lác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần được bác sỹ khám và tư vấn để được phương pháp chữa tốt nhất. Theo y học cổ truyền cũng chia thành nhiều chứng trạng khác nhau. Thủy châm là 1 trong những phương pháp điều trị hiệu quả khi được bác sỹ chẩn trị đúng. Thân ái
Tôi xin trình bày trường hợp của tôi như sau :
Nguyên tôi bị một tai nạn do té xe ..Sau đó tôi đã khỏe lại nhưng hậu quả là tôi bị liệt dây thần kinh vận não bên trái..nên tròng đen mắt trái của tôi bị dính vào gần vào trong mí mắt khiến cho người ta thấy mắt của tôi như bị lác bên trái..
Nay tôi muốn biết rằng trường hợp này có thủy châm để làm cho mắt trái kéo dài ra lại như cũ không.
Chào bạn. Theo mô tả của bạn: nguyên nhân của bạn là do chấn thương, do vậy thủy châm không chỉ 1 lần mà có thể giúp bạn hồi phục. Theo tôi, bạn nên kết hợp khám chuyên khoa Thần kinh và chuyên khoa mắt, nếu như cả 2 khoa không có phương pháp tối ưu nào, thì bạn mới nên sử dụng điều trị bằng đông y. Với điều trị đông y, bạn nên kết hợp châm cứu theo liệu trình, và có thời gian nghỉ ngắn giữa các liệu trình. Trong quá trình điều trị châm cứu, bạn… Đọc tiếp »