[Châm cứu] Laser châm trong châm cứu

Từ phát minh về máy phát quang lượng từ (laser) do nhà vật lý Mỹ Haiman công bố, tới nay khoa học đã biết hàng trăm chất và hợp chất ở các trạng thái khác nhau (rắn, khí, lỏng, plasma) có thể dùng để phát tia laser.

Những thuộc tính kỳ diệu như đơn sắc, kết hợp, định hướng cao, công suất lớn, khả năng tập trung năng lượng vào một điểm, với kích thước vô cùng nhỏ bé của laser được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong y học, nhất là phẫu thuật, người ta lợi dụng thuộc tính đặc biệt của laser đế đốt các tổ chức cơ thể. Những tia laser yếu có công suất phù hợp, có tác dụng “tích cực hoá phản ứng bảo vệ” của cơ thể. Bức xạ laser được xem như “kháng sinh” trong phẫu thuật, còn tác dụng sinh học được xem như “vitamin nhẹ” trong điều trị, Tán xạ của laser khi dùng điều trị nhiều bệnh khác nhau, thúc đẩy vết thương mau lành, mau liền khi ghép da, các bệnh da liễu, bệnh loạn tạo máu, làm chóng liền xương…

Gần đây ở một số nước đã dùng các tia laser khí công suất nhỏ như helineon, nitơ để tác dụng lên huyệt.

Các nhà nghiên cứu ở Anma Ata (Liên Xô) cho rằng huyệt là nơi trao đổi năng lượng của cơ thể sống và môi trường. Khi chiếu tia laser lên vùng huyệt, sẽ có hiệu ứng đặc biệt tác động gần như chỉ trên bề mặt của da, nhưng qua cơ chế phản xạ có tác dụng gần như cây kim. Các thí nghiệm cho thấy tia laser tác động vào vùng huyệt cũng cảm thấy khí lan truyền gần trùng với đường tuần hành của đường kinh (nhưng thường xảy ra rất nhanh).

Theo nhiều tư liệu, người ta thường dùng laser khí helineon có công suất 25 milioat để chiếu vào huyệt trong thời gian vài giây để kích thích hưng phấn và từ 30 – 120 giây để gây ức chế. Độ sâu của “kim laser” khoảng 5mm dưới da.

Thường các thiết bị laser dùng trong châm cứu được thiết kế có hai tác dụng: một là dò huyệt dựa trên tính chất lượng thông điện cao trên da vùng huyệt. Khi các điện cực dò tìm chạm vùng huyệt, một ampe kế nhỏ trên máy sẽ chỉ rõ vị trí chính xác, đồng thời loa cũng phát tín hiệu; hai là tạo ra tia laser cường độ thấp để tác động vào huyệt. Tia laser được phát ra cũng từ đầu của thiết bị cầm tay chung với điện cực dò huyệt. Khi bật công tắc, tia laser phát vào vùng huyệt đã tính trước thời gian từ một giây đến 1-2 phút tuỳ loại bệnh.

Tia laser khí helineon có bước sóng 0,632 micromet và cường độ từ 2-3 milioát được điều chỉnh bằng các núm trên máy.

Với vấn đề đặt trên máy, có thể kiểm tra lượng thông điện trên da vùng huyệt đang điều trị. Khi chiếu laser, bệnh bắt đầu biến chuyển và lượng thông điện trên da vùng huyệt sẽ dần trở về mức bình thường, sự thay đổi này được giám sát trên máy.

Trong laser châm phương huyệt chủ trì cũng tương tự châm cứu truyền thông, nhưng số huyệt dùng ít hơn (từ 3-4 huyệt). Nên phối hợp huyệt cục bộ với huyệt ở xa trên cùng đường kinh, đặc biệt người ta thường dùng các tinh huyệt (huyệt đầu mút tứ chi). Các chuyên gia cho biết không nên chiếu laser vào các huyệt gần mắt và huyệt ở đầu như bách hội.

Laser châm không gây đau, vô trùng tuyệt đối, có hiệu quả với các bệnh viêm nhiễm, mụn nhọt mạn tính, vết thương khó lành. Dùng laser châm trên loa tai cũng có kết quả tốt.

Trong laser châm, hiện tượng vựng châm cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân quá nhạy cảm. Danh mục bệnh có thể điều trị bằng laser châm đang được bổ sung.

Ở nước ta từ năm 1986 được sự hỗ trợ của Viện khoa học Việt Nam, Viện công nghệ Quốc gia, Khoa răng miệng, Khoa vật lý chữa bệnh và Khoa thực nghiệm (Viện Quân y 108) đã bước đầu dùng laser khí helineon CHDC Đức và laser khí nitơ của Viện vật lý Việt Nam để điều trị. Các tác giả cho biết những bệnh được điều trị bằng laser không xảy ra một biến chứng nào dù rất nhỏ.

Tia laser khi chiếu trên huyệt có công suất chỉ định phù hợp ià tia sáng không mang tính phóng xạ, không gáy hại với tế bào, đặc biệt an toàn. Tác dụng chống viêm khá nhanh, hiệu quả “trấn đau” khá rõ rệt, nhiều trường hợp viêm đau cấp tính ngay sau lần đầu chiếu đã cảm thấy cơn đau giảm.

Tuy nhiên laser châm ở ta mới là bắt đầu ở giai đoạn thí nghiệm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu ứng dụng và nghiên cứu kỹ lưỡng, trong tương lai laser châm có thể trở thành một công cụ lý tưởng thay phần nào cây kim châm cứu truyền thống.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận