Thành phần
1. Thục địa8 lạng.
2.Đan bì3 lạng.
3.Sơn thù4 lạng.
4.Trạch tả3 lạng.
5.Sơn dược4 lạng.
6.Phục linh3 lạng.
Cách dùng
Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn, luyện với mật làm hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, ngày dùng 8-16 gam, chia 2 lần uống với nước muối nhạt. Trong lâm sàng cũng dùng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng
Tư bổ âm của can thận.
Chữa chứng bệnh
Trong quá trình mắc bệnh mạn tính thấy can thận bất túc, thận âm khuy tổn, lưng đầu gối đau thắt, hoa mắt, ù tai, di tinh, tiêu khát và trẻ em phát dục không tốt. Hiện nay trong lâm sàng thấy triệu chứng can thận âm hư như đường tiết niệu cảm nhiễm mạn tính, nước đái đường, huyết áp cao và thần kinh suy nhược thường lấy bài thuốc này làm cơ sở rồi gia giảm thêm.
Giải bài thuốc
Đặc điểm tạo thành bài thuốc này là bổ trung ngẫu tả mà bổ âm là chính. Dùng Thục địa để tư âm bổ thận, thêm tinh tích tủy mà sinh huyết, Sơn thù ôn bổ can thận, thu sáp tinh khí, Sơn dược kiện tỳ kiêm trị di tinh, di niệu là “Tam bổ” trong bài thuốc, nhưng lấy Thục địa bổ thận làm chính; Sơn thù bổ can, Sơn dược bổ thận làm phụ nên liều lượng Thục địa gấp đôi vị kia. Đan bì lương huyết thanh nhiệt mà tả hỏa ở can thận. Trạch tả, Phục linh lợi thủy thấm thấp là “Tam tả” của bài thuốc này. Do bài thuốc này bổ là chính nên liều lượng các vị thuốc tả dùng ít thôi. Nhưng liều lượng các vị thuốc không phải nguyên xi không thay đổi, có thể căn cứ thực tế lâm sàng mà biến hóa. Nếu dùng để ích thận âm, có thể theo liều lượng định sẵn là được không cần thay đổi, nếu chữa di tinh, đầu váng, nên tăng thêm liều lượng Sơn thù và Sơn dược, nếu âm hư kèm thêm huyết nhiệt hỏa vượng thì tăng thêm liều lượng Đan bì, đổi Thục địa thành Sinh địa, nếu thận hư phù thũng nước hoặc bị thấp nhiệt, tiểu tiện đau rát thì gia nhiều Trạch tả, Phục linh.
Cách gia giảm
Bài này là phương thuốc cơ sở của bổ thận tư âm, trong lâm sàng thấy triệu chứng âm hư, thường dùng bài này gia giảm thêm. Nếu thấy triệu chứng can huyết hư thì gia thêm Đương quy, Bạch thược (tức Quy thược địa hoàng hoàn) để dưỡng huyết nhu can, nếu kèm theo phế thận khí hư, ho thở mạnh thì gia thêm Ngũ vị (tức Thất vị đô khí hoàn) hoặc gia thêm Mạch môn (tức Mạch vị
độc khí địa hoàng hoàn) để liễm phế nạp thận v.v… Một vài vị thuốc có công dụng tương tự có thể thay thế như Thủ ô thay được Địa hoàng, Ngũ vị, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử tùy theo bệnh tình có thể thay thế Sơn thù. Tóm lại, ứng dụng bài này có thể phỏng theo cách chữa mà thay đổi vị thuốc.
Phụ phương
Tri bá địa hoàng hoàn:
Lại có tên “Tri bá bát vị hoàn” tức “Lục vị địa hoàng hoàn” gia Tri mẫu, Hoàng bá mỗi vị 2 lạng. Có tác dụng tư âm tả hỏa, thích hợp với các chứng âm hư hỏa vượng, xương nhức ra mồ hôi trộm, họng đau, thăng hỏa, miệng khô lưỡi táo, hiện nay các chứng đi đái ra máu cấp tính, cảm nhiễm đường tiết niệu mạn tính thường dùng bài thuốc này gia giảm điều huyết, chứng sau có thể phối hợp các vị thanh nhiệt giải độc và thủy thông lâm.
Liều lượng giống với Lục vị địa hoàng hoàn.
Kỹ cúc địa vị hoàng hoàn:
Tức “Lục vị địa hoàng hoàn” gia Câu kỷ tử, Bạch cúc hoa mỗi thứ 3 lạng.
Trị can thận bất túc, đầu váng mắt hoa, thị lực giảm sút. Chữa bệnh huyết áp cao lúc thấy âm hư dương bốc cũng dùng bài này điều trị.
Liều lượng thuốc hoàn giống với Lục vị địa hoàng hoàn.
Minh mục địa hoàng hoàn:
Tức “Lục vị địa hoàng hoàn” gia Đương quy, Bạch thược, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh.
Tác dụng sáng mắt, tư bổ can thận, tiêu tán phong nhiệt, chữa các chứng trong mắt khô, quáng gà, nhìn vật thể lờ mờ. Với bệnh huyết áp cao thấy triệu chứng âm hư dương bốc, cũng dùng được.
Liều lượng thuốc hoàn giống với Lục địa hoàng hoàn.
Đại bổ nguyên tiễn:
Tức “Lục vị địa hoàng hoàn” bỏ Phục linh, Trạch tả, Mẫu đơn gia Cẩu kỷ, Đỗ trọng, Đảng sâm, Chích cam thảo, Đương quy.
Do bài thuốc này giảm đi “Tam tả” của Lục vị địa hoàng hoàn mà gia thêm Đậu kỹ, Đỗ trọng để bổ ích can thận; Đảng sâm, Cam thảo để bổ khí; Đương quy bổ huyết, bổ lực so với Lục vị địa hoàng hoàn thì mạnh hơn, thích hợp với chứng thận hư mà vô nội nhiệt và đàm thấp.