Ngoài việc có một chế độ ăn uống phù hợp, việc tập thể dục và loại bỏ một số thói quen xấu cũng có tác dụng rất đáng kể trong việc giúp bạn giảm cân, tan mỡ.
Đôi khi bạn có thể tự hỏi lý do các mô mỡ chỉ tập trung trên một bộ phận nào đó của cơ thể mình, ví dụ như mông, đùi, eo hoặc cánh tay… Theo lý giải của các nhà khoa học thì sự phân bố của mỡ trên cơ thể có mối quan hệ rất gần gũi với thói quen hàng ngày của bạn. Điều đó cũng có nghĩa là, muốn giảm béo ở bộ phận nào bạn sẽ phải áp dụng biện pháp thích hợp đúng với nguyên nhân gây ra. Ngoài việc có một chế độ ăn uống phù hợp, việc tập thể dục và loại bỏ một số thói quen xấu cũng có tác dụng rất đáng kể trong việc giúp bạn giảm cân , tan mỡ.
Dưới đây là 4 vùng cơ thể hay có mỡ tích tụ và cách loại bỏ chúng:
1. Mỡ tích tụ ở vai, ngực, lưng, cánh tay
Nguyên nhân: Nếu bạn rơi vào trường hợp có mỡ tích tụ nhiều ở vùng cơ thể này thì nguyên do có thể là do suy dinh dưỡng và lười tập thể dục. Mỡ thừa sẽ tập trung chủ yếu và vùng vai, ngực, lưng và cánh tay.
Biện pháp khắc phục: Để đánh tan mx ở các vùng này, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày của mình. Về dinh dưỡng, bạn cần bổ sung ít nhất 500-1000 calo mỗi ngày và tập thể dục 5 lần một ngày, mỗi lần khoảng 30 phút. Các bài tập tốt nhất cho bạn là đi xe đạp, đi bộ nhanh…
2. Mỡ tích tụ ở vùng dạ dày (từ rốn, thắt lưng và lưng)
Nguyên nhân: Nếu bạn tích tụ nhiều mỡ ở vùng này, nguyên nhân có thể do bạn làm việc quá mức hoặc thường xuyên căng thẳng. Lúc này, hormone stress gọi là cortisol sản sinh ra nhiều, làm cản trở việc đốt cháy calo và mỡ thừa tập trung lại ở vùng dạ dày là chủ yếu.
Biện pháp khắc phục: Hãy căn nhiều xơ, vitamin, khoáng chất… đồng thời kết hợp các bài tập mà bạn thích. Bên cạnh đó, điều vô cùng quan trọng mà bạn cần thực hiện được là tránh để mình rơi vào trạng thái căng thẳng. Hãy thử các bài tập như yoga, thiền để thư giãn đầu óc, luôn vui vẻ.
Nếu bạn thường xuyên bị đầy hoặc chướng bụng (không phải do mỡ tích tụ vùng này) thì bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp hoặc tiêu hóa đang gặp vấn đề.
3. Mỡ tích tụ từ bụng lên ngực (cả trước và sau lưng)
Nguyên nhân: Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn vận động quá ít và ăn uống không khoa học, có thể do thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều.
Biện pháp khắc phục: Hãy thử ăn 5-6 bữa vừa phải mỗi ngày. Mỗi bữa bạn ăn ít nhưng lành mạnh, nên ăn nhiều các loại thức ăn có lượng calo thấp. Bên cạnh đó, bạn cần vận động nhiều để có cơ thể khỏe mạnh. Các bài tập thích hợp dành cho bạn là bơi lội, đi bộ hoặc các bài tập khác chuyên dành cho vùng lưng và bụng.
4. Mỡ tích tụ ở vùng đùi và mông
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính khiến cho mỡ đùi và mông tăng lên là do bạn lười vận động thể chất. Ngoài ra, do đặc điểm cơ học, thói quen ngồi nhiều hoặc biển đổi cơ thể trong thời kì tiền mãn kinh cũng có thể gây ra tình trạng này. Trong trường hợp này, bạn cũng có thể gặp tình trạng tăng cân nhanh.
Biện pháp khắc phục: Bạn phải tập trung vào các bài tập sức bền cho phần dưới của cơ thể.You có thể tìm kiếm trên internet cho các bài tập khác nhau mà sẽ giúp bạn để có được loại bỏ mỡ ở các bộ phận đó như leo cầu thang, chạy bộ, ngồi xổm…
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: giadinh.net.vn